Thu nhập thụ động và thu nhập chủ động giúp tìm kiếm đa dạng các cơ hội giúp gia tăng nguồn thu nhập của bản thân là một trong những mong muốn của hầu hết tất cả mọi người. Người ta thường nghe đến việc phân loại các nguồn thu nhập thành thu nhập chủ động và thu nhập chủ động.
Vậy hai nguồn thu nhập này khác nhau ở điểm gì? Đặc điểm nổi bật của thu nhập thụ động là gì và những công việc giúp bạn có được nguồn thu nhập thụ động ổn định sẽ được chia sẻ qua bài viết ngay sau đây.
Passive Income
Thu nhập thụ động là gì?
Thu nhập thụ động (Passive Income) là dòng tiền không cần bỏ nhiều công sức làm việc mà vẫn có tiền. Đây là phương pháp kiếm tiền ngay cả khi bạn không làm việc.
Nguồn thu này được tạo ra bởi hai nhóm người: nhóm người là chủ doanh nghiệp và nhóm người kiếm tiền từ đầu tư.
Ví dụ: Nếu bạn có khả năng sáng tác và có ca sĩ hát bài hát của bạn. Bạn sẽ nhận được tiền bản quyền. Hay bạn có một căn nhà cho thuê, hàng tháng bạn sẽ có thu nhập mà không cần làm gì cả.
Thu nhập chủ động là gì?
Thu nhập chủ động (Active Income) là nguồn tiền mà bạn sẽ được trả công khi bạn dùng thời gian và sức lực của bản thân để đổi lấy. Công ty sẽ trả lương và tiền thưởng cho bạn. Ngược lại, nếu bạn không làm việc thì nguồn thu nhập này cũng sẽ không còn.
Thu nhập chủ động
3 đặc điểm của thu nhập thụ động và thu nhập chủ động
Liệu Passive Income có giúp ta trở nên giàu có? Liệu người giàu có phải làm giàu từ thu nhập thụ động không? Hãy cùng Sau giờ hành chính tìm hiểu nhé!
Thu nhập thụ động tạo ra tự do tài chính
Thu nhập thụ động có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau
Bạn có thể tạo ra nhiều nguồn thu nhập khác nhau. Ngay cả khi bạn đang đi làm hàng ngày và chờ nhận lương hàng tháng. Passive Income sẽ mang lại cho bạn nguồn tiền ngay cả trong lúc bạn ngủ.
Bạn chỉ cần bỏ ra một chút công sức vào thời gian ban đầu. Bí quyết để bạn có thể tạo ra nhiều nguồn thu từ sự chăm chỉ, nghiên cứu. Sự chăm chỉ của bạn sẽ giúp bạn tạo ra nguồn thu nhập cực kì lớn cho bản thân và cuộc sống.
5 công việc thu nhập thụ động phổ biến nhất năm 2021
1) Youtube
Công việc của bạn là tạo ra một kênh cho riêng mình. Sau đó sáng tạo nội dung và đưa sản phẩm (video) của mình lên kênh.. Thu nhập bạn kiếm được sẽ đến từ lượt xem của mỗi video.
Sáng tạo nội dung trên Youtube cũng là một công việc giúp tạo nguồn thu nhập thụ động
Đối với nguồn thu nhập này. Đòi hỏi bạn phải thường xuyên sáng tạo nội dung và làm đầy nội dung trên kênh của mình. Càng có nhiều lượt xem thì càng bảo đảm thu nhập của bạn sẽ tăng theo thời gian.
2) Bán Stock hình ảnh
Stock được hiểu như các nguyên liệu để thiết kế như: ảnh chụp, font, background, button, template banner, widget, award… Nếu bạn có năng khiếu về chụp ảnh thì có thể tạo gian hàng trên các Website cho designer và đăng bán sản phẩm của bạn trên đó. Chỉ cần nghiên cứu thị trường và thiết kế rồi đăng bán.
3) Cho thuê nhà, phòng trọ
Đây là nguồn thu nhập thụ động tạo ra lợi nhuận lớn nhất. Có nhiều phương thức cho thuê bất động sản như cho thuê phòng trọ, nhà nguyên căn, văn phòng. Nếu bạn có sẵn một hay nhiều bất động sản điều này sẽ mang lại thu nhập rất lớn cho bạn. Hoặc bạn thuê một văn phòng, phòng trọ. Và bạn có thể cho người khác thuê và nhận tiền chênh lệch từ việc cho thuê bất động sản
4) Đầu tư chứng khoán
Đây là cách tạo ra thu nhập thụ động được nhiều người am hiểu về lĩnh vực tài chính. Nếu bạn là người mới và muốn tăng thu nhập bằng chứng khoán thì hãy tìm hiểu thật kỹ kênh đầu tư này. Việc bỏ thời gian để tìm hiểu, nghiên cứu thị trường trước khi đầu tư sẽ giúp bạn lựa chọn mã chứng khoán uy tín để tránh bị mất vốn.
Đầu tư chứng khoán là kênh thu nhập thụ động được nhiều người lựa chọn
Bạn có thể kiếm được vài trăm ngàn hay vài trăm triệu đồng mỗi tháng từ chứng khoán. Tuy nhiên, thu nhập lớn đi kèm là rủi ro lớn. Do vậy, nếu bạn cảm thấy không an toàn thì không nên tham gia lĩnh vực này.
Kiếm tiền từ Affiliate Marketing không phải là nguồn thu nhập thụ động mới. Nhưng nó lại chưa bao giờ là cũ. Đặc biệt là xu hướng mua hàng trực tuyến, sự phát triển mạnh mẽ từ công nghệ thương mại điện tử.
Người làm Affiliate Marketing sẽ kiếm được tiền từ hoa hồng, khi khách hàng mua sản phẩm từ đường link của họ. Các đường link này sẽ được đặt trong những bài Review, Blog của bạn. Vì thế, để thu hút được khách hàng quan tâm và click vào link mua sản phẩm. Bạn cũng cần có kỹ viết lách, tư vấn và review sản phẩm
Không bị ràng buộc bởi thời gian lao động
Khi nhiều người đang phải cật lực từng ngày để kiếm được thu nhập hàng tháng. Tuy nhiên nhu cầu luôn nhiều hơn thu nhập bản thân họ và một ngày chỉ có 24h. Dù có làm việc nhiều đến thế nào cũng không bao giờ là đủ. Còn đối với Passive Income sẽ tạo ra nhiều dòng tiền khác nhau ngay cả lúc nhàn rỗi. Vì tiền có thể kiếm còn thời gian thì không.
Trái ngược với thu nhập chủ động là bạn phải bỏ công sức và thời gian để có được thu nhập hàng tháng. Đối với Passive Income bạn cũng sẽ nhận được một khoản thu nhập không cố định. Bởi vì khả năng sinh lời của từng nguồn thu nhập thụ động là hoàn toàn khác nhau.
Ví dụ như rằng: Youtuber họ kiếm tiền từ hoạt động đặt quảng cáo trên mỗi video của họ. Đồng thời là tiền hoa hồng từ Google hàng tháng. Tương tự như những người bán Stock. Họ chỉ đi chụp hình 1 lần nhưng lại có thể bán bức hình đó cho nhiều người khác nhau. Và đó là nguồn thu nhập ổn định hàng tháng
Hãy sử dụng sự nhàn rỗi của bản thân để học tập, nghiên cứu và tạo ra nguồn thu nhập cho bản thân. Rõ ràng đây là phương thức làm giàu vô cùng hiệu quả với nhiều dòng tiền khác nhau.
Không an toàn hoàn toàn
Passive Income không hoàn toàn tạo ra nguồn thu cố định. Nó vẫn có những rủi ro phát sinh, dù bạn đã nghiên cứu và chăm chỉ để hoàn thiện nguồn thu nhập cố định ngay từ lúc ban đầu.
1/ xây dựng & duy trì qua thời gian
Đối với các nhà sáng tạo nội dung trên youtube. Điều họ cần làm là tạo ra được những nội dung thu hút người xem. Để đảm bảo nhận được nhận tiền quảng cáo từ Google. Để có thể bật kiếm tiền từ Youtube. Bạn phải thỏa mãn điều kiện từ Youtube đó là 4000 lượt xem và 1000 người đăng ký. Vì thế nếu bạn có ý định tạo ra nguồn thu nhập từ Youtube. Thì bạn cần chăm chỉ tạo ra được Video thú vị và độc đáo.
Với người thiết kế và bán stock hình ảnh, họ phải đảm bảo hình ảnh phải hợp thời. Cũng giống như chụp ảnh cưới, chụp ảnh phong cảnh hoặc chụp chân dung, chụp những bức ảnh đẹp là cả một nghệ thuật. Điều quan trọng để bán được Stock hình ảnh là chất lượng hình ảnh stock được chụp tốt trên thiết bị tốt sẽ thu hút nhiều khách hàng hơn và sẽ được bán với giá cao hơn.
Dành thời gian để xem các bộ sưu tập đã được tải lên các trang web hình ảnh stock phổ biến sẽ cho bạn ý tưởng về phong cách chung của ảnh stock.
Bạn cần tạo ra cả nguồn thu nhập thụ động và nguồn thu nhập chủ động
2/ Khả năng sinh lời khác nhau
Với các nguồn đầu tư mạo hiểm như chứng khoán, Bitcoin… bạn sẽ nhận được nguồn thu nhập cao hơn. Tuy nhiên rủi ro cũng là rất lớn. Đối với các nguồn thu an toàn như nhận tiền quảng cáo từ Youtube. Sẽ giúp bạn có nguồn thu nhập ổn định hơn, và ít rủi ro hơn.
3/ Trang bị đầy đủ cần thiết về thu nhập thụ động
Có rất nhiều cách để tạo ra nguồn thu nhập thụ động và cũng có nhiều dòng thu nhập thụ động để bạn lựa chọn. Trước khi xuống tiền đầu tư hãy trang bị đầy đủ kiến thức cần thiết. Để có thể chủ động tránh những rủi ro trong quá trình đầu tư. Hơn thế nữa, chọn cho mình một hình thức đầu tư hiệu quả sẽ giúp nguồn thu ổn định và sinh lời hơn trong tương lai.
Nguồn thu nhập thụ động có thể được tạo ra từ rất nhiều công việc khác nhau, giúp bạn tiết kiệm được sức lao động của bản thân một cách hiệu quả. Để đảm bảo nguồn tiền thụ động luôn được ổn định, bạn hãy xây dựng cho mình một kế hoạch phù hợp và đảm bảo duy trì theo thời gian. Tìm hiểu thật kỹ trước khi quyết định đầu tư sẽ giúp bạn phát triển cuộc sống của bản thân và những người thân yêu một cách tốt nhất.
Trên con đường phát triển sự nghiệp, phát triển bản thân đặt ra mục tiêu là điều vô cùng quan trọng. Đặc biệt khi bạn tham gia ứng tuyển vào một vị trí nào đó. Nhìn vào mục tiêu trong CV nhà tuyển dụng sẽ đánh giá về năng lực, sự cầu tiến của bạn trong công việc sau này.
Nếu bạn đang băn khoăn không biết điền mục tiêu nghề nghiệp như thế nào đừng lo lắng. Tham khảo ngay bài viết dưới đây để có được 9 mẫu mục tiêu nghề nghiệp ưng ý nhất cho bản thân nhé!
Mục tiêu nghề nghiệp là gì?
Mục tiêu nghề nghiệp chính là những định hướng, đích đến mà bản thân muốn đạt được trong sự nghiệp. Để đạt được điều này, bạn cần có mục tiêu, kế hoạch và lộ trình rõ ràng để thực hiện trong tương lai.
Dựa vào mục tiêu công việc của ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá sự phù hợp của bạn với định hướng hoạt động, phát triển của công ty.
Mục tiêu nghề nghiệp là gì?
Vì sao cần có mục tiêu, định hướng nghề nghiệp?
Dù là bất kỳ ai, để thành công bạn cũng cần có định hướng sự nghiệp của riêng mình. Điều này rất quan trọng và có sự ảnh hướng lớn đến sự thành công hay thất bại ở tương lai.
Việc có mục tiêu, kế hoạch, định hướng rõ ràng sẽ giúp bản thân có động lực phát triển mỗi ngày. Khi được làm việc mình yêu thích, đúng với định hướng bạn sẽ không cảm thấy mệt mỏi và luôn muốn cống hiến hết mình.
Mục tiêu nghề nghiệp ảnh hưởng lớn đến sự nghiệp sau này.
Ngược lại, khi bạn để bản thân mình làm việc không có định hướng, không biết mình muốn gì hay nên làm gì thì thật tệ hại. Điều này sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, áp lực và chán nản khi có điều không thuận lợi trong công việc. Vì vậy, mục tiêu rõ ràng là thứ vô cùng quan trọng đối với sự nghiệp của mỗi người.
Tầm quan trọng của mục tiêu nghề nghiệp trong CV
Mục tiêu công việc là nội dung không thể thiếu trong CV xin việc hay tại những buổi phỏng vấn của nhà tuyển dụng. Thông tin này giúp nhà tuyển dụng nhìn nhận, đánh giá được ứng viên đó ở nhiều khía cạnh.
Nội dung mục tiêu sẽ thể hiện được tính cách con người của bạn trong công việc. Nhà tuyển dụng sẽ nhanh chóng đánh giá được bạn có phù hợp với công việc đang cần hay không.
Việc đào tạo một nhân viên mới thì tốn rất nhiều thời gian, chi phí và công sức của công ty. Do đó, doanh nghiệp nào cũng mong muốn tuyển dụng được người có thể gắn bó lâu dài với công ty.
Khi bạn bày tỏ nguyện vọng sẽ cống hiến, đồng hành giúp công ty ngày càng phát triển trong phần định hướng thì đó là một điểm cộng lớn đối với nhà tuyển dụng.
Qua cách bạn tư duy để viết trong CV xin việc, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá được năng lực sắp xếp công việc khoa học của bạn. Người có năng lực này sẽ xác định được rõ ràng từng mốc thời gian ngắn hạn, dài hạn mình cần làm gì và sẽ đạt được gì.
Qua đây, bạn có thể thấy việc nghiêm túc và chỉn chu cho phần CV của mình là vô cùng quan trọng.
Định hướng nghề nghiệp trong CV cần được thể hiện ngắn gọn, rõ ràng và không viết lan man. Bạn hãy thể hiện được giá trị bản thân, lý do vì sao nhà tuyển dụng nên chọn bạn và sự thích hợp với vị trí công việc này. Thể hiện được mục tiêu ngắn và dài hạn của bạn phù hợp với mục tiêu chung của công ty.
Dưới đây là một số lỗi bạn cần tránh khi viết định hướng trong CV.
Viết nội dung chung chung, không rõ ràng, không cụ thể, không có nét riêng. Điều này khiến bạn trở nên nhạt nhòa, không nổi bật gì so với những ứng viên khác;
Mục tiêu quá dài dòng hay lủn củn sẽ gây cảm giác khó chịu cho người đọc;
Không nhấn mạnh được sự phù hợp giữa mục tiêu của bạn với định hướng chung của công ty. Và những giá trị bạn mong muốn được cống hiến;
Mục tiêu quá ảo tưởng, xa vời thực tế. Hoặc không đúng với năng lực bản thân có thể làm được;
Không thể hiện được mục tiêu ngắn hạn và dài hạn khi được làm việc tại công ty.
9 mẫu mục tiêu nghề nghiệp đầy đủ nhất
Mục tiêu của bạn với công việc mà bạn ứng tuyển trong CV có ý nghĩa rất quan trọng. Nhà tuyển dụng sẽ dựa vào cách bạn thể hiện nội dung này để đánh giá xem bạn có phù hợp với vị trí họ đang cần tuyển hay không.
Dưới đây là những mẫu định hướng nghề nghiệp cho các ngành nghề mà bạn có thể tham khảo.
Mẫu mục tiêu nghề nghiệp tiếng anh
I graduated from X University in 2020 with a major in the construction industry. I am currently looking for a full-time position as a supervisor. With my skills and knowledge, I hope that I can do my tasks well and contribute to the success of our company. In five years, I would love to be a site manager.
Mẫu mục tiêu nghề nghiệp kế toán
Tôi là sinh viên mới tốt nghiệp tại trường X chuyên ngành kế toán. Hiện tại tôi cũng đã hoàn thành các lớp chứng chỉ liên quan. Trước mắt, mục tiêu của tôi là được làm kế toán viên đúng với chuyên ngành của mình.
Tôi là người chăm chỉ, cẩn thận và luôn chịu khó học hỏi. Nên tôi tin mình sẽ học hỏi và tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm thực tế. Từ đó có thể vươn lên vị trí kế toán tổng hợp trong 2 năm tới.
Nhân viên kế toán cần sự cẩn thận, tỉ mỉ trong công việc
Mẫu mục tiêu nghề nghiệp ngân hàng
Tôi tốt nghiệp chuyên ngành tài chính ngân hàng tại trường X. Tôi có chuyên môn và kinh nghiệm 3 năm xử lý các nghiệp vụ gửi tiền, Tiết kiệm, chuyển tiền,…
Với khả năng giao tiếp tốt, sự cẩn thận và tỉ mỉ, tôi mong muốn trở thành một giao dịch viên giỏi của Quý ngân hàng. Cơ hội này giúp tôi tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm làm việc cho bản thân. Và đạt được mục tiêu trở thành nhân viên cấp cao trong 3 năm tới.
Mẫu mục tiêu nghề nghiệp marketing
Tôi tốt nghiệp chuyên ngành Marketing tại trường Đại học X. Tôi đã có kinh nghiệm sử dụng các công cụ tiếp thị kỹ thuật số như SEO, Email, Google Adwords.
Tôi muốn ứng tuyển vào vị trí nhân viên Digital Marketing Của Quý công ty để phát huy kỹ năng nghề nghiệp của mình và trau dồi nâng cao chuyên môn. Mục tiêu của tôi là trở thành Marketer chuyên nghiệp trong 2 năm tới.
Mục tiêu nghề nghiệp marketing là trở thành marketer chuyên nghiệp.
Mẫu mục tiêu nghề nghiệp nhân sự
Tôi đã có 4 kinh nghiệm trong việc quản lý KPIs, lương thưởng của nhân viên, nhóm kinh doanh. Tôi có mong muốn được ứng tuyển vào vị trí nhân sự chính sách lương thưởng của Quý công ty.
Là người cẩn thận, tỉ mỉ nên tôi tin việc tính toán bảng lương thưởng, bảo hiểm theo quy định của công ty sẽ được thực hiện tốt. Tôi sẽ cố gắng nâng cao chuyên môn để góp phần giúp công ty ngày càng phát triển.
Mẫu mục tiêu nghề nghiệp IT
Tôi tốt nghiệp chuyên ngành Công nghệ thông tin của trường A. Và hiện đang có 3 năm kinh nghiệm lập trình web tại công ty X. Tôi làm việc nhiều với các ngôn ngữ lập trình C#, Java, PHP,… Và có kiến thức về UI/UX, SQL Server, MySQL,…
Tôi mong muốn được làm việc ở vị trí lập trình web của Quý công ty để phát huy hết năng lực bản thân. Tôi hướng đến mục tiêu sẽ trở thành leader của team lập trình web trong 2 năm tới.
Mục tiêu nghề nghiệp IT là trở thành lập trình viên giỏi.
Mẫu mục tiêu nghề nghiệp công nghệ thông tin
Với 5 năm kinh nghiệm trong ngành quản trị mạng máy tính. Cùng sự am hiểu về hệ thống mạng và các kỹ năng về phần cứng.
Tôi tin rằng vị trí Chuyên viên quản trị mạng tại Quý công ty là cơ hội để tôi ứng dụng những kiến thức mình có vào công việc. Đồng thời phát huy chuyên môn của bản thân, góp phần phát triển công ty. Cũng như là nền tảng cho mục tiêu trở thành chuyên gia quản trị mạng trong 5 năm tới.
Mẫu mục tiêu nghề nghiệp chăm sóc khách hàng
Tôi đã có 3 năm kinh nghiệm là nhân viên chăm sóc khách hàng tại một cửa hàng điện máy. Điểm mạnh của tôi là khả năng giao tiếp và xử lý các tình huống tốt.
Tôi mong muốn ứng tuyển vào vị trí nhân viên chăm sóc khách hàng tại Quý công ty. Công việc này giúp tôi phát huy các kỹ năng của mình, góp phần gia tăng doanh thu công ty. Mục tiêu tôi đặt ra sẽ trở thành nhân viên cấp quản lý giỏi trong 5 năm tới.
Nhân viên chăm sóc khách hàng cần khả năng xử lý tình huống tốt.
Mẫu mục tiêu nghề nghiệp nhân viên kinh doanh xe ô tô
Tôi có niềm đam mê và kiến thức về những loại xe ô tô, các thủ tục để đăng ký, đăng kiểm xe. Tôi mong muốn trở thành nhân viên kinh doanh ô tô của công ty X. Với 3 năm kinh nghiệm trong kinh doanh cùng khả năng tư vấn khách hàng tốt, tôi hy vọng mang lại nguồn doanh thu cao cho công ty. Mục tiêu của tôi đó là có thể trở thành một trưởng phòng kinh doanh trong 5 năm tới.
Lời kết
Mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng, cụ thể sẽ là một điểm cộng rất lớn khi bạn muốn ứng tuyển vào bất cứ một vị trí nào. Tham khảo những mẫu chúng tôi chia sẻ để chuẩn bị CV một cách chỉn chu nhất gây ấn tượng tốt cho nhà tuyển dụng nhé
Trong xã hội ngày càng phát triển việc quản lý thời gian hiệu quả là vô cùng quan trọng. Nó vừa có thể giúp bạn hoàn thành những công việc cần làm vừa có thể dành thời gian để chăm sóc bản thân. Vậy làm cách nào để “sống hết mình” trong một ngày? Cùng tìm hiểu qua 6 phương pháp làm việc hiệu quả mới nhất ngay dưới đây nhé!
6 phương pháp làm việc hiệu quả
Vì sao phải quản lý thời gian?
Thời gian là thứ không bao giờ lấy lại được. Vì thế trước khi làm việc thì bạn hãy to-do list hay lên kế hoạch cho bản thân mình. Việc lên kế hoạch trước giúp bạn có thể làm việc hiệu quả hơn. Đồng thời, tránh tình trạng lãng phí thời gian do không biết cách sắp xếp công việc.
Ngày nay, nhiều người vẫn cứ loay hoay trong mớ hỗn độn của mình mà không biết cách giải quyết. Vậy làm sao để kiểm soát được thời gian và phương pháp tốt nhất để làm việc hiệu quả là gì? Hãy cùng xem tiếp nhé!
6 phương pháp làm việc hiệu quả
Sau một thời gian chắt lọc và tìm kiếm. Đây là những phương pháp hoàn toàn giúp chúng ta thay đổi được thói quen làm việc. Cũng như là làm việc hiệu quả nhất trong một ngày.
Làm việc thông minh thay vì chăm chỉ
Chúng ta kiểm soát thời gian
Chúng ta là người kiểm soát thời gian. Với lối suy nghĩ tích cực này sẽ giúp bạn cố gắng tối ưu thời gian để làm việc hiệu quả nhất trong một ngày.
Cách vận dụng phương pháp này vô cùng đơn giản. Hãy đặt quyền ưu tiên cho công việc mà bạn có thời gian để làm. Và bỏ qua những việc không quan trọng, không ưu tiên.
Luôn có thời gian để làm việc một cách hiệu quả. Chúng ta chỉ cần sắp xếp công việc theo sự ưu tiên nhất định. Để đạt hiệu quả nhất trong công việc. Và đừng viện cớ cho những công việc mà bạn không muốn làm.
Kiểm soát thời gian
Chọn ra một công việc quan trọng nhất trong ngày
Đây là một mẹo làm việc hiệu quả được đúc kết từ cuốn sách “Make Time” của John Zeratsky và Jake Knapp. Cuốn sách này chỉ ra rằng, bạn chỉ nên chọn cụ thể một nhiệm vụ quan trọng nhất trong ngày, và tập trung hoàn thành vào nó.
Phương pháp đơn giản này giúp bạn hạn chế cảm giác chán chường khi có quá nhiều việc cần phải làm trong một ngày.
Hãy lên một danh sách To-do list bằng các ứng dụng To-do list uy tín 2021. Các ứng dụng này giúp cho bạn quản lý công việc và thời gian tốt hơn.
Ngày nay, chúng ta không cần phải có 1 quyển sổ tay để ghi lại những việc cần làm. Chỉ cần sử dụng những ứng dụng to-do list để lên danh sách và kiểm soát chúng. Bạn có thể cài đặt ứng dụng này vào điện thoại hay máy tính của mình. Vô cùng tiện lợi khi tính chất công việc của bạn phải di chuyển nhiều.
Sử dụng to-do list để làm việc hiệu quả
Có hai lý do để sử dụng To-do list:
Lý do 1: Nhanh chóng ghi chú những việc phải làm trong tương lai. Tránh tình trạng lãng quên công việc.
Lý do 2: Mang lại cảm giác phấn khởi và lạc quan khi bạn Tick dấu xanh khi hoàn thành một nhiệm vụ. Bạn sẽ biết được bản thân đã làm việc hiệu quả hay chưa. Từ đó có sự điều chỉnh công việc và thời gian một cách tốt hơn.
Kế hoạch hóa thời gian
Phương pháp kế hoạch hóa thời gian là thứ mà tỷ phú Elon Musk sử dụng hàng ngày. Dùng thời gian cố định để hoàn thành một nhiệm vụ phải làm. Hãy sử dụng kết hợp phương pháp này và phương pháp Highlight hàng ngày để làm việc hiệu quả hơn.
Đầu tiên, hãy chọn ra một công việc bạn muốn hoàn thành vào một khoảng thời gian cụ thể. Và sau đó cố định khoảng thời gian và hoàn thành việc đó..
Quy luật Parkinson
Quy luật này cho rằng, nếu bạn cho mình 10 tiếng để hoàn thành bài tập về nhà, bạn sẽ tự làm việc chậm lại để lấp đầy số thời gian đó. Tương tự, nếu bạn chỉ có 1 tiếng để hoàn thành bài tập về nhà, bạn sẽ tự động hoạt động hết công sức để hoàn thành trong vòng 1 tiếng.
Quy luật này cũng được Elon Musk sử dụng. Ông là người đặt ra thời gian cực kỳ ngắn để hoàn thành một công việc nhất định. Vì vậy, ngay cả khi ông ấy không hoàn thành trong thời gian đã đề ra, ông ấy vẫn vượt được tiến độ công việc. Đó là sự khác biệt của những người làm việc hiệu quả và quản lý được thời gian.
Để áp dụng quy luật Parkinson, hãy đặt ra deadline thật ngắn, và để áp lực đó giúp chúng ta hoàn thành công việc nhanh hơn.
Phân bố công việc
Hãy xem xét các việc cần làm trong ngày và những việc phải hoàn thành trong ngày hôm đó. Tại thời điểm đó, chúng ta có thể cảm thấy lười biếng khi có những công việc chưa hoàn thành. Đừng lo lắng nếu bạn chọn ra những công việc được ưu tiên hơn để hoàn thành. Nó sẽ giúp bạn cảm thấy mình đang kiểm soát được thời gian.
Tổng kết
Việc sắp xếp thời gian hợp lý sẽ giúp bạn nâng cao hiệu suất công việc trong quỹ thời gian ngày càng hạn hẹp. Với 6 phương pháp chúng tôi đã cung cấp, hãy tận dụng triệt để để thu về lợi ích tối đa nhất nhé!
Mẹo góp ý với cấp trên luôn là chủ đề nhạy cảm khi bước chân vào môi trường công sở, sẽ có rất nhiều điều xảy ra không như ý muốn. Đặc biệt là những hành vi gây ra mâu thuẫn từ cấp trên của bạn. Nếu muốn góp ý về những hành vi gây khó chịu này mà vẫn giữ được mối quan hệ tốt đẹp giữa hai bên, bạn cần chuẩn bị thật kỹ càng để có cách giải quyết tinh tế nhất.
Đối với Tuấn – bạn tôi, 5 tháng làm Management Trainee (quản trị viên tập sự) tại một trong những tập đoàn đa quốc gia lớn nhất Việt Nam là một trải nghiệm trong mơ. Chỉ trừ một việc: anh ta không thể chịu đựng sếp của mình.
Năng lực, kinh nghiệm, và sự nhiệt tình của Đan – người giám sát trên cơ Tuấn – đôi khi vô cùng hữu ích cho công việc. Thế nhưng tất thảy đều trở thành cơn ác mộng với Tuấn khi Đan liên tục ngắt lời anh trong những cuộc họp.
Có thể Đan nghĩ đó là những đóng góp đầy thiện chí. Nhưng với Tuấn, Đan lại “quá đà” và có phần lấn lướt anh trong công việc.
Trải nghiệm thực tập sẽ “bớt” đáng sợ hơn nếu môi trường làm việc lành mạnh
Tuấn tâm sự với tôi, anh ấy sợ rằng đồng nghiệp sẽ cảm thấy mình là một đứa kém cỏi nếu như cứ tiếp tục bị Đan cho “ra rìa” trong các buổi thảo luận.
Bạn của tôi không biết mình có nên góp ý trực tiếp với sếp không: “Anh nên nói thẳng hay cứ tiếp tục lờ đi nhỉ? Vì có khả năng bọn anh sẽ phải đụng mặt nhau mỗi ngày trong ít nhất là 3 tháng nữa. Nên nếu làm căng chuyện thì anh sợ không khí trong team sẽ khó xử lắm.”
Câu chuyện của Tuấn dường như cũng là chuyện chung của mọi “lính mới”. Dù bị sếp ngắt lời, quở trách, hay bị bắt nạt một cách quá quắt, hiếm ai dám lên tiếng
Vậy nếu chẳng may rơi vào trường hợp của Tuấn, ta nên giải quyết như thế nào?
Mẹo góp ý với cấp trên – Bước 1: Nghiêm túc nhìn nhận lại sự việc
Tuấn và tôi đã ngồi xuống và trò chuyện rất lâu trước khi quyết định nên làm gì tiếp theo. Tôi đề nghị Tuấn trả lời hai câu hỏi dưới đây:
Bạn có đang làm quá mọi việc lên không?
Trước khi feedback cho sếp, bạn cần hệ thống lại những gì mình định nói
Liệu hành vi khó chịu của sếp bạn có diễn ra thường xuyên không? Hay chỉ ngẫu nhiên diễn ra vào một ngày trời không đẹp cho lắm?
Hãy chắc chắn rằng bạn đang nhìn nhận đúng vấn đề
Nếu sếp chỉ thỉnh thoảng vô tình làm bạn cảm thấy không thoải mái. Lời khuyên là hãy vờ như chưa có gì xảy ra. Nhưng nếu hành động ấy diễn ra thường xuyên, hãy cân nhắc góp ý với cấp trên của mình.
Trong trường hợp của Tuấn, nếu như Đan – giám sát của anh ấy, chỉ vô tình ngắt lời Tuấn vài lần. Nhằm giúp buổi họp hôm ấy nhanh đạt được kết quả hơn, vì thế Tuấn nên cho qua.
Nhưng tiếc là Đan không chỉ ngắt lời Tuấn trong một cuộc họp.
Feedback là để giải quyết mâu thuẫn, chứ không phải tạo ra mâu thuẫn
Nếu như bạn và cấp trên đang có một mối quan hệ tốt đẹp. Và bạn cũng nhận được nhiều sự giúp đỡ, chỉ bảo trong công việc từ họ, thì hãy cân nhắc xem liệu mối quan hệ ấy có bị ảnh hưởng sau cuộc “đối đầu” này không. Sếp sẽ hiểu cho bạn và thay đổi, hay sẽ tự ái và cho bạn vào “sổ đen” vì dám “lên mặt” với mình?
Để dự đoán phản hồi của sếp là hãy nhìn vào phản ứng của họ trước những góp ý từ đồng nghiệp và cấp dưới. Bạn cũng có thể tham khảo ý kiến của những đồng nghiệp thân thiết, hoặc thử dò hỏi trước sếp của mình.
Nếu bạn cảm thấy cấp trên là một người dễ “ghi thù” trước bất kỳ sự góp ý tiêu cực nào, tránh nói thẳng ý kiến của mình với họ và suy nghĩ đến việc sử dụng những kênh ẩn danh để góp ý.
Hãy khiến cho lời góp ý của bạn với Sếp được tiếp thu
Bước 2: Chuẩn bị
Sau khi trả lời được hai câu trên và vẫn tiếp tục chọn cách góp ý thẳng thắn với cấp trên của mình, bạn cần chuẩn bị 4 việc sau:
Chọn thời gian thích hợp để góp ý
Nên hẹn trước với sếp qua email
Cố gắng trò chuyện ngay sau lúc sếp của bạn vừa có những hành động không phù hợp để họ không thể viện cớ đã quên việc đó. Bạn có thể hẹn trước với họ qua email hoặc trực tiếp, và tỏ ra mình thật sự nghiêm túc cho cuộc trò chuyện này.
Trong trường hợp của Tuấn, bạn tôi đã gọi cho người giám sát kia và hẹn trước: “Anh Đan ơi, sau giờ ăn trưa hôm nay anh có việc gì không ạ? Em muốn xin khoảng 15 phút để nói vài chuyện về cuộc họp lúc nãy ạ.”
“Gọi xong cú đó anh vừa sợ vừa thấy nhẹ nhõm lắm em ơi.”
Sợ vì Tuấn chỉ còn cách đối mặt trực tiếp với Đan, không thể tránh được nữa. Nhẹ nhõm vì cuối cùng anh cũng có đủ dũng khí nói một lần rồi thôi. Không phải chịu đựng nữa.
Cân nhắc thời gian hợp lý để đưa ra góp ý
Chuẩn bị trước những gì mình muốn góp ý
Bạn có thể soạn sẵn “văn mẫu” để không tốn nhiều thời gian của đôi bên
Bước này rất quan trọng, vì bạn cần chọn lọc trước những từ ngữ và những gì mình muốn góp ý với sếp thật cẩn thận để cuộc trò chuyện không trở nên quá căng thẳng.
Tôi và Tuấn đã soạn sẵn đoạn “văn mẫu” như sau:
“Cảm ơn anh đã dành thời gian cho em ạ. Em có vài lời muốn nói về buổi họp lúc nãy. Nhưng cứ chần chừ mãi vì không biết có nên nói với anh không. Nhưng nếu đã làm việc với nhau lâu dài thì mình nên thẳng thắn với nhau để đôi bên không có bất kỳ khúc mắc nào. Anh thấy có ổn không ạ?”
Ghi nhớ cấu trúc này nhé:
Đầu tiên, bạn phải thể hiện sự biết ơn vì sếp đã dành thời gian cho mình
Tiếp theo, nhấn mạnh rằng đây là những góp ý mang tính xây dựng
Hỏi trực tiếp cấp trên của bạn có thấy thoải mái với cuộc trò chuyện này không. Nhưng với một cách khéo léo để có được sự đồng thuận từ họ. Một khi đã đồng thuận, sếp của bạn sẽ khó tránh né hay thay đổi chủ đề của cuộc trò chuyện này.
Hãy chuẩn bị kỹ những nội dung muốn góp ý
Chọn cách góp ý phù hợp
Cách góp ý cũng là một yếu tố rất quan trọng mà bạn cần cân nhắc
Mặc dù có nhiều cách để đưa ra góp ý của mình, tôi khuyên Tuấn thử dùng mô hình Tình huống – Hành vi – Tác động (Situation-Behavior-Impact, viết tắt là SBI). Đây là mô hình ba bước đơn giản nhưng hữu ích cho một cuộc đối thoại hai chiều. Mô hình này giúp những góp ý của bạn trở nên khách quan. Người nghe sẽ dễ tiếp thu, thay đổi hơn thay vì bác bỏ ý kiến của bạn.
Ví dụ, Tuấn sẽ áp dụng mô hình Tình huống – Hành vi – Tác động để góp ý với cấp trên như sau:
“Trong buổi họp ngày thứ năm vừa rồi, khi em đang trình bày kết quả nghiên cứu thị trường (tình huống), em thấy anh thường xuyên chen vào, ngắt lời em khá nhiều lần (hành vi). Hành động ấy làm em cảm thấy mình như bị coi thường vậy (tác động)”
Tập luyện trước khi góp ý
Dù mô hình này có vẻ dễ áp dụng trong mọi tình huống. Nhưng thực tế bạn có thể quên những gì mình định nói. Hoặc đi lệch kịch bản – đặc biệt là khi bạn quá lo lắng khi đối diện với cấp trên. Luyện tập trước những gì bạn định nói sẽ giúp xoa dịu căng thẳng. Cũng như giúp truyền tải thông điệp của bạn một cách rõ ràng nhất có thể.
Bạn có thể tập luyện với bạn bè, đồng nghiệp, hoặc một người cố vấn nào đó. Trong lúc tập luyện, hãy nhờ họ nhận xét xem:
Thông điệp của bạn có được truyền tải rõ ràng không?
Người nghe có hiểu được mấu chốt của vấn đề không?
Người nghe sẽ cảm thấy như thế nào sau khi nghe bạn nói?
Khi Tuấn tập nói theo mô hình SBI với tôi, anh ấy đã đưa ra quan điểm của mình và sau đó tiếp tục nhắc lại nó theo nhiều cách khác nhau. Mà không tạm dừng để tôi có cơ hội trả lời. Điều này có thể xảy ra với nhiều người. Vì đôi khi chúng ta nói quá nhiều khi đang lo lắng. Sau khi tôi chỉ ra điều này cho Tuấn, khả năng diễn đạt của anh ấy trở nên ngắn gọn, rõ ràng hơn rất nhiều.
Việc luyện tập sẽ giúp bạn xác định chính xác khi nào bạn muốn nhấn mạnh ý kiến. Hay khi nào bạn nên dừng lại để lắng nghe sếp của mình giải thích.
Bạn có thể tập luyện trước khi thực hiện
Bước 3: Sẵn sàng “chiến”
Sau khi hoàn thành xong bước 2 là bạn đã sẵn sàng rồi đó! Nếu đã nói hết suy nghĩ của mình, hãy tạm dừng. Cho người quản lý của bạn vài giây để tiếp nhận thông tin. Hãy kiên nhẫn chờ họ phản hồi.
Khi Tuấn bày tỏ suy nghĩ với Đan (như đã tập luyện), Đan dừng khoảng vài giây. Rồi anh thốt lên đầy bất ngờ: “Anh không nhận ra mình đã xấu tính như thế cơ đấy. Cho anh xin lỗi nhé. Thật sự trước đây chưa có ai chỉ ra thói xấu này cho anh. Anh thật sự không nghĩ việc đó lại làm em cảm thấy khó chịu như vậy. Cảm ơn vì đã nói thật lòng cho anh biết nhé.”
Chuẩn bị sẵn sàng để có thể góp ý một cách hiệu quả
Có thể mọi chuyện diễn ra suôn sẻ cho cả Tuấn và Đan. Nhưng trong thực tế, không phải người sếp nào cũng sẵn lòng đón nhận những lời nhận xét tiêu cực. Nếu như gặp phải những tình huống “khó xơi” hơn, mời bạn tham khảo những mẹo sau:
Nếu sếp tức giận, hãy xin lỗi vì làm họ giận (đừng xin lỗi vì mình đã góp ý thẳng thắn).
“Em xin lỗi nếu đã làm anh/chị thấy khó chịu. Em chỉ muốn có một cuộc trò chuyện thẳng thắn để giúp mình làm việc tốt hơn cùng nhau. Anh/chị có thể giúp em hiểu tại sao góp ý của em lại khiến anh/chị khó chịu không?”
Tiếp theo, hãy giữ im lặng. Cách này thường giúp cuộc trò chuyện bớt căng thẳng. Cũng như giúp sếp của bạn hạ hỏa. Bạn có thể khéo léo kết thúc cuộc trò chuyện và rời đi.
Bước 4: Kết thúc với một lời cảm ơn
Nếu cấp trên đã kiên nhẫn lắng nghe, hãy cho họ biết bạn biết ơn vì sự hợp tác đó. Thể hiện lòng biết ơn giúp xây dựng các mối quan hệ bền chặt hơn trong công việc.
Tuấn đã nói: “Cảm ơn anh đã lắng nghe em. Hy vọng mình có thể hiểu nhau hơn sau buổi hôm nay để làm việc hiệu quả hơn nhé anh.”.
Trong giai đoạn đầu của sự nghiệp, đưa ra những góp ý – đặc biệt là cho cấp trên của bạn – có vẻ như là một việc vô cùng khó khăn. Nhưng nó lại vô cùng quan trọng!
Việc giữ mối quan hệ tốt đẹp giữa bạn và cấp trên là vô cùng cần thiết. Vì nó sẽ ảnh hưởng đến quá trình thăng tiến cũng như sự thoải mái trong môi trường làm việc. Mô hình SBI sẽ bạn dễ dàng nói ra những suy nghĩ của mình. Tránh gặp phải những mâu thuẫn không đáng có.
Account Manager là gì? Nghề Account hiện nay được đa số bạn trẻ theo đuổi bởi tính năng động. Đây là vị trí được nhiều công ty uy tín tuyển dụng với mức lương cực kỳ hấp dẫn. Vậy nghề account là gì và có thu nhập ra sao tại Việt Nam? Hãy cùng Winplace tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Account là gì?
Account là một từ tiếng Anh mà khi dịch sang tiếng Việt có rất nhiều nghĩa khác nhau tùy theo hoàn cảnh sử dụng.
Từ Account có một số nghĩa thường gặp như: tài khoản, sự thanh toán, khoản thanh toán, mảng khách hàng, kế toán, sổ sách, bản kê khai,…
Trong từng trường hợp khác nhau thì Account lại được hiểu theo nghĩa khác nhau để phù hợp với câu văn. Account được dịch thành nhiều nghĩa khác nhau trong tiếng Việt
Nghề Account đang trở nên phổ biến những năm gần đây
Account đóng vai trò như một từ chuyên ngành, xuất hiện trong rất nhiều ngành nghề như ở lĩnh vực cơ khí, công trình, xây dựng, điện tử, viễn thông, toán – tin, đặc biệt là trong các ngành kinh tế.
Account cũng được sử dụng phổ biến trong các nhóm ngành như dịch vụ, quảng cáo, marketing, sự kiện, kinh doanh. Account dùng để chỉ một khách hàng, hoặc một mối quan hệ sinh lời cho doanh nghiệp.
Account là nghề gì?
Hiểu một cách đơn giản thì người làm nghề Account là những người duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa doanh nghiệp và khách hàng của họ.
Account giống như cây cầu nối giữa hai bên để mang đến sự hài lòng tốt nhất cho khách hàng. Nghề Account là một mắt xích quan trọng trong mọi doanh nghiệp.
Hiện nay, nghề Account được chia thành 2 vị trí là Account Executive (Nhân viên quản lý quan hệ khách hàng) và Account Manager (Quản trị việc quản lý quan hệ khách hàng).
Account Executive là gì?
Mô tả công việc của Account Executive
Account Executive sẽ đảm nhận nhiều trách nhiệm khác nhau tùy thuộc vào loại hình kinh doanh của doanh nghiệp họ đang làm việc.
Một Account Executive sẽ đảm nhận những công việc như sau:
Giao tiếp với khách hàng
Gặp gỡ khách hàng để thu thập thông tin, thảo luận và xác định yêu cầu của dự án
Giải thích cho khách hàng hiểu về dự án, ngân sách cần chi trả
Đàm phán và chốt hợp đồng
Giữ chân khách hàng bằng cách đáp ứng nhu cầu của họ
Giữ liên lạc thường xuyên để đảm bảo hiệu quả công việc tốt nhất
Sau khi kết thúc dự án sẽ gửi báo cáo tổng kết cho khách hàng, hỗ trợ các thủ tục sau dự án và tiếp tục chăm sóc để triển khai các dự án khác
Account manager cần nắm vững nhiều kỹ năng
Quản lý tiến độ thực hiện của dự án
Làm việc với Account Manager để trao đổi lại công việc của họ với bộ phận truyền thông
Nghiên cứu và hỗ trợ việc lập kế hoạch Marketing
Phát triển các tài khoản hiện có để gia tăng doanh thu
Điều phối các nhiệm vụ liên quan đến tài khoản mà họ quản lý
Xây dựng chiến lược bán hàng bằng cách phân tích xu hướng và dữ liệu của ngành
Phối hợp với các nhóm để đảm bảo các mốc quan trọng của dự án
Kỹ năng cần có của Account Executive là gì?
Không phải ai cũng phù hợp với vị trí Account Executive bởi đặc thù của nghề này cần những tố chất và kỹ năng cụ thể để duy trì và đạt được thành công trong công việc. Dưới đây là những kỹ năng cần thiết mà một Account Executive cần phải có:
Kỹ năng giao tiếp tốt
Công việc của một Account Executive là phải kết nối giữa khách hàng và doanh nghiệp nên kỹ năng đầu tiên và quan trọng nhất chính là kỹ năng giao tiếp.
Bạn sẽ phải làm việc với nhiều người với cương vị và tuổi tác khác nhau từ đối tác cho tới đồng nghiệp. Nên cần phải khéo léo trong các cách cư xử và giao tiếp, cần có kỹ năng nói chuyện để thu hút được sự chú ý của đối phương.
Account Executive cần phải nhanh chóng và nhất quán trong việc chia sẻ những thông tin quan trọng. Đó có thể là việc cập nhật tình hình về dự án hay tình hình của khách hàng cho ban giám đốc.
Về phía doanh nghiệp, một Account Executive giỏi sẽ luôn làm việc chăm chỉ để doanh nghiệp có thể vận hành tốt, nâng cao doanh thu.
Vị trí này cũng sẽ cần một người biết cách báo giá dự án hợp lý và sử dụng nguồn lực phù hợp để thực thi dự án đảm bảo trong phạm vi ngân sách đó.
Để phát triển tốt trong công việc thì các kiến thức chuyên môn cũng như quy trình về công việc là điều cực kỳ quan trọng.
Account Executive phải là người có chuyên môn nhất định về ngành nghề của công ty để tư vấn cho khách hàng những giải pháp tốt nhất với cả khách hàng và công ty của họ.
Một Account Executive am hiểu và có kiến thức chuyên môn sẽ dễ dàng thuyết phục được khách hàng tin tưởng và lựa chọn chiến lược mà công ty bạn đã đề xuất.
Ví dụ, nếu bạn làm việc với vai trò là Account Executive cho nội bộ công ty thì bạn cần biết chi tiết về định vị và chiến lược của công ty.
Tại một công ty làm về PR thì Account Executive cần giám sát nhiều dự án khác nhau với những chiến lược riêng.
Việc lắng nghe và nắm bắt thông tin nhanh cũng vô cùng quan trọng khi trao đổi và đàm phán với khách hàng.
Điều này thể hiện rằng bạn hiểu rõ mọi yêu cầu của khách hàng để cung cấp dịch vụ tốt nhất và phù hợp nhất với yêu cầu mà khách hàng mong muốn.
Cần có kỹ năng quản lý tốt
Khả năng sáng tạo không ngừng
Sáng tạo không ngừng là một khả năng không thể thiếu đối với ngành marketing nói chung và với nghề Account Executive nói riêng.
Công việc chính của Account Executive sẽ cần dành nhiều thời gian để nghiên cứu và khảo sát về khách hàng, ngành hàng, đối tượng mục tiêu, thông điệp,… để từ đó đưa ra được những ý tưởng mới lạ cho khách hàng giúp họ đạt được mục tiêu cuối cùng.
Với một Account Executive, bạn không thể nào trói buộc những ý tưởng cũ cho một dự án mới. Trong thế giới marketing, xu hướng luôn thay đổi mỗi ngày buộc bạn phải không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức.
Nếu là một Account Executive nhưng lại luôn đi theo một lối mòn mà không biết trau dồi và làm mới bản thân mỗi ngày thì khả năng cao bạn sẽ bị đào thải khỏi tổ chức và dòng chảy tuyển dụng vị trí này do không đủ năng lực cạnh tranh với các đối thủ khác.
Có khả năng hoạch định kinh tế
Một bí kíp giúp bạn trở thành một Account Executive giỏi là biết cách kiểm soát tài chính của dự án đó. Bạn cần biết cách cân bằng và quản lý thu chi cho các hoạt động diễn ra trong dự án.
Nếu không có được khả năng hoạch định kinh tế thì bạn khó có thể tạo ra được lợi nhuận cho công ty và đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng.
Lương của Account Executive là bao nhiêu?
Mức lương thực tập sinh Account Executive
Vị trí thực tập sinh Account Executive thường dành cho những người mới bắt đầu công việc, có ít hoặc chưa có kinh nghiệm. Công việc chính của họ chủ yếu là học hỏi và tập làm quen với công việc.
Ở vị trí này bạn sẽ có trách nhiệm:
Hỗ trợ lập kế hoạch truyền thông, lên báo giá các chiến dịch quảng cáo & cung cấp các thông tin theo yêu cầu khách hàng doanh nghiệp.
Hỗ trợ quản lý dự án Marketing cùng với team Internal & chăm sóc khách hàng theo từng dự án.
Chăm sóc tốt – duy trì mối quan hệ với khách hàng cũ và mới.
Ngoài ra tùy thuộc vào doanh nghiệp và lĩnh vực hoạt động bạn sẽ thực hiện thêm một số yêu cầu theo yêu cấp trên.
Mức lương ở vị trí này sẽ dao động từ 1 – 3 triệu đồng/tháng.
Mức lương nhân viên Account Executive (Junior – Senior)
Đây là 2 cấp bậc cơ bản nhất trong nghề Account Executive của một doanh nghiệp. Nhân viên Account Executive có 2 cấp bậc là Junior và Senior.
Thu nhập của Account luôn ở mức cực kỳ cao
Là một Junior, bạn có thể thực hiện và giải quyết những công việc đơn giản, không quá phức tạp.
Còn với vị trí Senior, bạn sẽ cần nhiều kinh nghiệm và trình độ chuyên môn hơn để tự mình giải quyết các nhiệm vụ khó khăn.
Ở vị trí này bạn sẽ phải thực hiện các đầu việc như sau:
Ra quyết định (về chiến lược)
đưa ra những đề nghị/tư vấn về marketing, về quảng cáo, về chiến lược, về cách để quản lý công việc tốt hơn (những quyết định này phải phản ánh quan điểm của agency) đối với dự án và khách hàng.
Tùy vào tình huống và dự án, nếu dự án hay các công việc có quy mô nhỏ thì Account executive có thể quyết định.
Trình bày/bán/thuyết phục
Đảm bảo những ý tưởng, đề nghị của agency được khách hàng chấp nhận.
Quản lý dự án
Khi ý tưởng được chấp nhận, người Account sẽ làm công việc quản lý dự án (project management). Nhằm đảm bảo công việc phải được thực thi một cách hoàn hảo nhất. Phần lớn thời gian làm việc thì người Account executive sẽ thực hiện đầu việc này.
Mức lương Junior Account Executive sẽ dao động từ: 6 – 10 triệu đồng/tháng
Mức lương của Senior Account Executive sẽ dao động từ: 10 – 15 triệu đồng/tháng
Key Account Executive là gì?
Key Account Executive là những người làm việc trực tiếp với nhóm khách hàng trọng điểm của doanh nghiệp. Những khách hàng tiềm năng này sẽ thường được gọi là khách hàng lớn.
Họ thường là những cá nhân, đơn vị tiềm năng tập trung mua hàng với giá trị cao, có hành vi mua hàng phức tạp. Đây cũng là nhóm khách hàng có khả năng tạo ra nguồn doanh thu lớn cho doanh nghiệp.
Account Manager là gì?
Mô tả công việc của Account Manager
Account Manager là vị trí quản lý các Account trong doanh nghiệp. Account Manager vừa phải đảm bảo giữ mối quan hệ tốt với khách hàng, quản lý dự án, vừa phải làm tốt công việc điều phối nội bộ.
Một Account Manager sẽ thực hiện những công việc như sau:
Tiếp nhận thông tin khách hàng, liên hệ để thu thập nhu cầu của khách hàng, cùng team xây dựng, phân tích và triển khai đề xuất để gửi khách hàng
Tiến hành lập hợp đồng và các cam kết trong quá trình triển khai dự án
Giữ liên lạc với khách hàng trước, trong và sau dự án
Tiếp nhận yêu cầu tư khách hàng và phân công nhiệm vụ cho các phòng ban, bộ phận có liên quan
Giải đáp các thắc mắc của khách hàng và xác định những cơ hội kinh doanh mới ở nhóm khách hàng hiện tại
Cầu nối liên lạc giữa các nhóm nội bộ đa chức năng để cải thiện toàn bộ trải nghiệm của khách hàng
Theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện công việc trong từng giai đoạn
Đối soát dữ liệu và có trách nhiệm thu hồi công nợ với khách hàng
Quản lý team và chịu trách nhiệm về doanh số đã cam kết
Acount Manager cần thực hiện nhiều công việc
Kỹ năng cần có của Account Manager là gì?
Kiến thức chuyên sâu về Marketing
Vị trí manager cần phải theo dõi, đánh giá, lên kế hoạch và hỗ trợ team tạo ra ý tưởng. Chính vì vậy, Account Manager cần phải có kiến thức chuyên sâu trong ngành để có được điều chỉnh sao cho đảm bảo hiệu quả của dự án.
Thông thường, các doanh nghiệp sẽ yêu cầu Account Manager tốt nghiệp chuyên ngành Marketing hoặc Quản trị kinh doanh.
Tuy nhiên, nếu trái hai ngành này cũng không sao cả bởi đôi khi một chuyên ngành khác sẽ là cơ hội để nắm bắt rõ hơn về nhu cầu của khách hàng.
Ví dụ, nếu bạn từng học về lập trình thì bạn sẽ am hiểu hơn về công nghệ và sẽ dễ điều chỉnh hợp đồng theo khách hàng ngành công nghệ hơn.
Khả năng giao tiếp và xử lý tình huống
Account Manager là cầu nối kết nối giữa doanh nghiệp và khách hàng. Vị trí này vừa cần làm hài lòng khách hàng khó tính, vừa phải mềm mỏng. Nhằm thúc đẩy tinh thần của team.
Một trong những sự cố thường xảy ra chính là trễ deadline. Với trường hợp này, một Account Manager chuyên nghiệp sẽ không hoảng loạn mà sẽ bình tĩnh. Để làm cho khách hàng tin rằng doanh nghiệp đang nỗ lực hết sức mình để mang đến kết quả tốt nhất cho khách hàng.
Kiểm soát ngân sách dự án
Một Account Manager cần có khả năng kiểm soát về ngân sách của dự án. Đồng thời, người quản lý phải tìm cách để thu về nhiều lợi nhuận nhất cho công ty mà vẫn đảm bảo yêu cầu mà khách hàng đề ra.
Account Manager cần phải cân đối yêu cầu của khách hàng và bảo vệ ý tưởng của dự án.
Điều phối công việc giữa các phòng ban liên quan
Ngay khi có được yêu cầu từ khách hàng, Account Manager có trách nhiệm chia sẻ những thông tin cần thiết cho các phòng ban có liên quan.
Trong suốt dự án, người quản lý cũng sẽ cần làm việc trao đổi liên tục giữa các team để dự án được thực hiện thuận lợi nhất.
Lương của Account Manager là bao nhiêu?
Account Manager là một vị trí quan trọng ở doanh nghiệp, do đó mức lương của vị trí này cũng thường cao hơn và có biên độ dao động lớn.
Thông thường, mức lương của vị trí này sẽ dao động từ 8 – 20 triệu tùy vào khả năng, kinh nghiệm và độ lớn của doanh nghiệp.
Đối với các doanh nghiệp ở hàng top, mức lương của vị trí này sẽ cao hơn, thường dao động từ 16 – 23 triệu đồng, chưa kể hoa hồng và thưởng.
Key Account Manager là gì?
Key Account Manager cũng là một vị trí khá phổ biến hiện nay. Key Account Manager được dịch là “Quản lý khách hàng trọng điểm.”
Có thể hiểu vị trí này sẽ chuyên xử lý và làm việc với các khách hàng lớn, các khách hàng có tiềm năng mang lại nguồn doanh thu cao cho doanh nghiệp.
Key Account Manager thường sẽ có quy trình làm việc yêu cầu chuyên sâu hơn và được tùy biến do tính phức tạp của khách hàng.
Có thể đi học thêm một khóa nghiệp vụ
Phân biệt Account và Accounting
Rất nhiều người nhầm lẫn giữa khái niệm Account và Accounting mặc dù hai nghề nghiệp này hoàn toàn không giống nhau.
Để phân biệt được, chúng ta cần hiểu rõ về công việc của Account về Accounting.
Accounting được hiểu là Kế toán, là những người làm việc liên quan đến sổ sách, tài chính của doanh nghiệp.
Nhiệm vụ chính của Accounting là ghi nhận, phản ánh các nghiệp vụ kinh tế, tổng hợp và phân loại sổ sách theo từng kỳ kinh doanh của công ty.
Còn như chia sẻ ở trên, Account là nghề đảm nhiệm việc duy trì mối quan hệ giữa khách hàng và doanh nghiệp, là mắt xích quan trọng để giúp doanh nghiệp phát triển kinh doanh.
Đây sẽ là vị trí đầu mối giúp mang về nguồn lợi nhuận chính cho công ty qua các dự án hỗ trợ khách hàng.
Về cơ bản, Accounting sẽ làm việc liên quan đến sổ sách và quản lý tài chính của công ty. Còn Account là những người sẽ duy trì mối quan hệ hợp tác giữa công ty với đối tác để mang lại lợi nhuận cho công ty đó.
Trên đây là những thông tin về nghề Account và các vị trí tuyển dụng Account tại Việt Nam. Tìm hiểu và rèn luyện những kỹ năng chuyên môn liên quan đến nghề Account sẽ giúp bạn tự tin chinh phục được nhà tuyển dụng.
Với bất cứ ai khi muốn bắt đầu sự nghiệp với công nghệ thông tin nói chung và lập trình nói riêng thì việc nắm rõ bản chất là rất quan trọng. Điều đầu tiên và tiên quyết bạn cần hiểu chính là các khái niệm về ngôn ngữ lập trình. Vậy ngôn ngữ lập trình là gì? Ngôn ngữ máy là gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay bài viết dưới đây nhé.
Ngôn ngữ lập trình là gì?
Ngôn ngữ lập trình là gì và có mấy loại? Ngôn ngữ lập trình (programming language) là một dạng ngôn ngữ máy tính dùng để viết ra phần mềm hoặc các tập lệnh để hướng dẫn máy tính làm theo.
Dạng ngôn ngữ này sẽ được chuẩn hoá theo một hệ thống các quy tắc riêng. Để người lập trình mô tả các chương trình làm việc cho thiết bị điện tử mà cả con người và thiết bị đó đều hiểu được.
Hiện nay có nhiều loại ngôn ngữ lập trình đang được sử dụng. Mỗi ngôn ngữ đều sẽ có cá cú pháp sử dụng riêng bên cạnh những điểm tương đồng vốn có.
Việc cần làm của các lập trình viên là học các quy tắc, cú pháp và cấu trúc ngôn ngữ. Rồi tiến hành viết mã nguồn trong một trình soạn thảo hoặc IDE. Và biên dịch code thành ngôn ngữ máy để máy tính hiểu và thực hiện được.
Ngôn ngữ lập trình là gì?
Ngôn ngữ máy là gì?
Khái niệm của ngôn ngữ máy
Ngôn ngữ máy tính là gì? Ngôn ngữ máy (machine language) là loại ngôn ngữ duy nhất để viết chương trình để máy tính có thể hiểu được và thực hiện theo yêu cầu đó.
Ngôn ngữ này thường được viết bằng mã hex hoặc mã nhị phân 0 – 1. Ngôn ngữ máy có khả năng làm việc tuyệt vời và khai thác tối ưu được phần cứng của máy tính.
Mỗi loại máy tính đều có ngôn ngữ máy riêng của nó. Khi sử dụng ngôn ngữ máy, máy tính sẽ trực tiếp hiểu lệnh của bạn mà không cần thông qua các trình biên dịch khác.
Ngôn ngữ máy là gì?
Ưu điểm của ngôn ngữ máy là gì?
Ngôn ngữ máy được biết đến là cầu nói giúp cho quá trình giao tiếp giữa máy tính và phần cứng trơn tru hơn.
Trong đó, những ưu điểm nổi bật của ngôn ngữ máy bao gồm:
Tận dụng tối đa các tính năng cung cấp trong phần cứng máy tính
Trao đổi trực tiếp và thực hiện mọi yêu cầu của máy tính nhanh chóng
Không cần trình biên dịch mà máy tính vẫn hiểu được công việc người dùng muốn nó thực hiện.
Bên cạnh những ưu điểm đã kể ra, ngôn ngữ máy cũng tồn tại một số nhược điểm như:
Người dùng phải ghi nhớ cách vận hành và hoạt động của toàn bộ code
Luôn thực hiện việc lưu trữ toàn bộ Memory
Khó làm việc với ngôn ngữ máy và khó debug chương trình khi nó được viết bằng loại ngôn ngữ này
Các loại ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất hiện nay
Ngôn ngữ lập trình C
Ngôn ngữ lập trình C là một loại ngôn ngữ mệnh lệnh được phát triển từ những năm 1970 bởi Dennis Ritchie dùng trong hệ điều hành UNIX. Kể từ đó, loại ngôn ngữ này đã lan rộng ra nhiều hệ điều hành khác và trở thành một trong những ngôn ngữ phổ biến nhất.
Ngôn ngữ lập trình C được sáng lập từ năm 1970
C là một ngôn ngữ hiệu quả và được ưa chuộng để viết các phần mềm hệ thống. Bên cạnh đó, C cũng thường được sử dụng trong giảng dạy khoa học máy tính. Mặc dù ngôn ngữ này không được thiết kế dành cho người mới bắt đầu nhập môn.
Cuốn sách “The C Programing Language” được biết đến là cuốn bách khoa toàn thư về ngôn ngữ này.
Python
Python là ngôn ngữ xuất hiện lần đầu vào năm 1991. Python nhanh chóng được đón nhận nhờ các đoạn mã dễ đọc giống như Ruby. Đây cũng là ngôn ngữ lập trình dễ hiểu nhất dành cho người mới bắt đầu.
Python phù hợp với các lĩnh vực phát triển trong thời đại công nghệ 4.0 như học máy, khoa học dữ liệu, phân tích dự đoán, trí tuệ nhân tạo AI,…
Các nhà lập trình đang sử dụng Python trong nhiều nhiệm vụ khác nhau. Từ việc thiết kế ứng dụng trong doanh nghiệp, thiết kế phần mềm, đào tạo dữ liệu bằng mô hình học máy hay chọn lọc và sắp xếp dữ liệu,…
Python phù hợp với các lĩnh vực phát triển trong thời đại công nghệ 4.0
Python đang trở thành một trong những ngôn ngữ lập trình phổ biến kể từ năm 2017. Đây được dự báo sẽ trở thành một đối thủ có thể thay thế được ngôn ngữ C trong tương lai.
Java
Ngôn ngữ lập trình Java được phát minh vào năm 1991 bởi Sun Microsystems như một ngôn ngữ lập trình dành cho các hệ thống truyền hình tương tác. Nền tảng Java của Oracle đã trở thành ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất thế giới. Java cũng là ngôn ngữ thiết yếu trong phát triển ứng dụng Android và phần mềm doanh nghiệp hoặc TV thông minh.
Trong những năm trở lại đây, Java là một trong những ngôn ngữ phổ biến được ứng dụng trong nhiều công việc. Nhu cầu tuyển dụng vị trí này ngày càng tăng cao. Một số công việc đòi hỏi biết Java gồm: Back-End Developer, Big Data Developer, Android Developer, Embedded Devices Developer,…
Mức lương cho vị trí này cụ thể với số năm kinh nghiệm như sau:
Mới tốt nghiệp: 4 – 6tr
Có kinh nghiệm từ 1 – 3 năm: 8 – 12tr
Có kinh nghiệm từ 3 – 5 năm: 12 – 18tr
Java là ngôn ngữ thiết yếu trong phát triển ứng dụng Android
C++
C++ được phát minh vào năm 1983 với mục đích nhằm thay thế cho ngôn ngữ C truyền thống. Ngôn ngữ này rất phổ biến với các nhà phát triển trên toàn cầu. Người ta có thể ứng dụng ngôn ngữ C++ trong ứng dụng web dành cho máy tính để bàn hoặc trong cơ sở hạ tầng phòng máy chủ. Google Chrome, Microsoft Windows hay các phần mềm cho phi cơ chiến đấu đều được viết bằng C++.
C++ rất phổ biến với các nhà phát triển trên toàn cầu
C#
C# được đọc là “C-Sharp”, tương tự như cách đọc của nốt # trong âm nhạc. C# là ngôn ngữ lập trình biến thể của C, được phát triển bởi Microsoft.
Ngôn ngữ lập trình C# được ưa chuộng nhờ khả năng đưa ra ý tưởng kiểu Java vào cách lập trình của mình và phần lớn được sử dụng bởi các nhà phát triển phần mềm kinh doanh.
C# là ngôn ngữ lập trình biến thể của C
Visual Basic
Visual Basic là một ngôn ngữ lập trình hướng đến sự kiện của Microsoft, cung cấp GUI cho pháp các lập trình viên sửa code đơn giản hơn thông qua các thao tác kéo thả đối tượng và xác định hành vi của chúng.
Visual Basic có nguồn gốc từ Basic, vừa hướng tới đối tượng, vừa hướng tới sự kiện. Nó được thiết kế để người học dễ hiểu và dễ viết code hơn.
Đôi khi, nó được gọi là hệ thống RAD, sử dụng để xây dựng nguyên mẫu của một ứng dụng rồi sau đó sử dụng ngôn ngữ khác khó hơn để hoàn thiện.
Visual Basic là ngôn ngữ được phát triển bởi Microsoft
JavaScript
Mặc dù tên gọi có phần giống nhau nhưng JavaScript và Java không hề liên quan gì đến nhau. JavaScript là ngôn ngữ lập trình cơ bản nhất khi phát triển các ứng dụng web.
JavaScript thường chạy trên các web hiện đại nhưng đôi lúc cũng chính là nguyên nhân làm chậm tốc độ trình duyệt hoặc đẩy người dùng vào các lỗ hổng bảo mật.
JavaScript là ngôn ngữ lập trình cơ bản nhất khi phát triển các ứng dụng web
PHP
PHP là một ngôn ngữ phổ biến trong thiết kế website. Một số nền tảng lớn được phát triển bằng PHP như Facebook, Yahoo, WordPress,…
Tuy vậy, nhiều người dùng k thích PHP, điển hình phải kể đến Jeff Atwood– nhà sáng lập Stack Exchange. Ông từng phát biểu: “PHP không phải một ngôn ngữ lập trình mà đúng hơn là một đống tạp nham các từ khoá và function.”
PHP là một ngôn ngữ phổ biến trong thiết kế website
SQL
SQL (Structured Query Language) là một loại ngôn ngữ truy vấn dữ liệu có cấu trúc. SQL là ngôn ngữ lập trình tiêu chuẩn cho các hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ. Một số câu lệnh SQL có thể dùng để thao tác với dữ liệu như thêm, sửa, xóa, cập nhật, lấy dữ liệu từ cơ sở dữ liệu,…
SQL là một loại ngôn ngữ truy vấn dữ liệu có cấu trúc
R
R được biết đến là một ngôn ngữ lập trình dành cho phần mềm miễn phí, được sử dụng để tính toán và thống kê đồ hoạ, được hỗ trợ bởi R Foundation for Statistical Computing.
Ngôn ngữ R được ứng dụng rộng rãi bởi các nhà thống kê và những người khai phá dữ liệu cho phát triển phần mềm thống kê.
Ngôn ngữ R được sử dụng trong tính toán và thống kê đồ hoạ
Nên lựa chọn ngôn ngữ lập trình nào khi mới học lập trình?
Ngôn ngữ C
Ưu điểm
Hiệu suất cao: C chạy mượt trên những hệ thống giới hạn về dung lượng
Tính linh hoạt: C có thể dùng để viết các ứng dụng trên hệ thống vi điều khiển 8 bit hay hệ thống 64bit, thậm chí còn có thể thực hiện ở các siêu máy tính. C cũng hỗ trợ nhiều kiểu dữ liệu và việc chuyển đổi khá dễ dàng
Cú pháp logic: Cú pháp của C sát với suy nghĩ logic nên việc code diễn ra đơn giản và nhanh chóng
Nhược điểm
Mảng phải có kích thước cố định
Các byte vùng nhớ cấp phát mảng phải liên tục được sắp xếp
Việc chèn hay xóa phần tử của mảng mất nhiều thời gian
Ngôn ngữ lập trình C có thể chạy mượt trên các hệ thống
Ngôn ngữ C++
Ưu điểm
Tính phổ biến: C++ là ngôn ngữ mà hầu hết lập trình viên đều sẽ phải học bởi nó rất dễ hiểu và dễ sử dụng
Tính di động cao: khi viết một chương trình trên C++ bạn có thể sử dụng nó để chạy trên nhiều platform khác nhau. C++ phù hợp với cả những hệ thống nhỏ và hệ thống lớn
Nhược điểm
Cần có kích thước mảng cố định. Khi cấp phát mảng tĩnh, mảng cần khai báo với kích thước xác định trước khi được chạy chương trình
Luôn phải sắp xếp liên tục các byte vùng bộ nhớ cấp phát mảng
Hầu hết lập trình viên đều phải học qua ngôn ngữ C++
Java
Ưu điểm
Có thể chạy mã trên mọi loại máy mà không cần cài đặt bất kỳ phần mềm đặc biệt nào
Có thể thực hiện nhiều chương trình đồng thời với nhiều tính năng, không sử dụng con trỏ
Quản lý bộ nhớ hiệu quả
Java có thể chạy trên mọi loại máy mà không cần phần mềm hỗ trợ
Nhược điểm
Hiệu suất không cao do bộ thu gom rác, cấu hình bộ nhớ đệm không hợp lệ và bế tắc giữa các quy trình
Có ít trình tạo GUI – Swing, SWT, JSF và JavaFX
Có thể phải thực hiện những đoạn mã dài và phức tạp, ảnh hưởng đến khả năng đọc của hệ thống
Ngôn ngữ PHP
Ưu điểm
PHP là một mã nguồn mở nên việc cài đặt và sử dụng rất dễ dàng, có tính linh hoạt cao nên có thể giải quyết các vấn đề với các phương pháp tùy biến khác nhau
Miễn phí và được chia sẻ nhiều trên các diễn đàn nên có thể dễ dàng sao chép và cài đặt sử dụng
Khả năng bảo mật cao nên an toàn khi sử dụng
Có nhiều cơ hội việc làm với thu nhập cao
PHP là ngôn ngữ lập trình được sử dụng để tạo ra một số lượng lớn các ứng dụng
Nhược điểm
Cấu trúc ngôn ngữ không được gọn gàng
Chỉ có thể sử dụng làm website và các ứng dụng website mở rộng
Khả năng bị sao chép và hack mã code dễ hơn các ngôn ngữ khác ở các phiên bản dưới PHP 7 chấm
Python
Ưu điểm
Hình thức sáng sủa, cấu trúc rõ ràng, cú pháp đơn giản, ngắn gọn
Có trên tất cả các nền tảng hệ điều hành, từ UNIX, MS – DOS, Windows, Mac OS, Linux
Tốc độ xử lý cực nhanh, có thể tạo ra những chương trình từ script siêu nhỏ đến những phần mềm cực lớn
Nhược điểm
Không có các thuộc tính như: private, public, protected, không có vòng lặp switch…case và do…while
Tốc độ xử lý không bằng C++ và Java
Kết luận
Với những thông tin chúng tôi chia sẻ về các loại ngôn ngữ lập trình hy vọng bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức về lập trình. Từ đó lựa chọn được loại ngôn ngữ phù hợp nhất với mục tiêu tìm hiểu và làm việc của bản thân. WinPlace chúc bạn luôn may mắn và thành công trên con đường sắp tới.
Freelance có phải đóng thuế không? Xu hướng Freelance đang trở thành một lựa chọn được rất nhiều bạn trẻ ưa chuộng. Các bạn sẽ được làm những công việc tự do theo sở thích của mình mà không bị gò bó về thời gian và không gian. Vậy thế nào là Freelance? Freelance có cần đóng thuế không? Tất cả thông tin về Freelance sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây.
Xu hướng làm việc tự do ngày càng phát triển tại Việt Nam. Khi trở thành một Freelancer, bạn có thể kiểm soát được công việc, tự do về không gian làm việc và thời gian.
Vậy freelancer có phải đóng thuế không, các quy định như thế nào, hợp đồng freelancer ra sao?
Freelance là gì?
Định nghĩa freelance là gì mới nhất năm 2021 từ Winplace.Freelance là những công việc tự do và những người làm việc tự do là Freelancer.
Freelance là những công việc tự do, không có sự ràng buộc về thời gian và không gian làm việc. Các Freelancer được làm việc tự do và làm việc cho nhiều công ty cùng lúc.
Định nghĩa mới nhất Freelance là gì?
Freelance là công việc có thể tự chủ về thời gian
Freelance có phải đóng thuế không
Mặc dù việc đóng thuế là bắt buộc, nhưng nhiều bạn trẻ mới bắt đầu chưa biết làm Freelancer cần đóng thuế. Và cách đóng thuế Freelance là gì?
Khi bắt đầu nhận một việc Freelance điều đầu tiên bạn cần làm là thực hiện một số thủ tục pháp lý. Các thủ tục này là giúp bạn tránh khỏi những rủi ro về pháp lý như: cảnh cáo, phạt tiền hoặc nghiêm trọng hơn là bị xử lý hình sự…
Hầu hết các Freelancer hiện nay đều phải nộp thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng. Các khoản thuế này sẽ được tổ chức, doanh nghiệp mà bạn làm việc sẽ tiến hành khấu trừ thuế cho bạn.
Bạn chỉ cần nhận khoản tiền cuối cùng sau khi đã được khấu trừ thuế. Bạn cũng có thể tự tính số thuế phải nộp cho Chi cục thuế.
Dù làm Freelance thì vẫn phải đóng thuế theo quy định pháp luật
Cách tính thuế thu nhập cá nhân cho Freelancer
1) Tổ chức, doanh nghiệp sẽ tiến hành khấu trừ thuế cho bạn. Bạn chỉ cần nhân tiền cuối cùng sau khi đã trừ thuế.
2) Bạn sẽ nhận toàn bộ tiền công và tự tính số thuế phải nộp cho Chi cục Thuế
Và điều này bạn phải thỏa thuận trước với doanh nghiệp trước khi bạn nhận làm.
Cách tính thuế trong 2 trường hợp trên như sau:
1) Khấu trừ 10% trên thu nhập. Tiếp theo bạn yêu cầu phía khách hàng là các doanh nghiệp, tổ chức cấp chứng từ khấu trừ thuế để bạn quyết toán thuế vào cuối năm.
2) Tiền công này sau khi giảm trừ gia cảnh cho chính bản thân bạn là 9 triệu đồng/tháng và người thân là 3.6 triệu đồng/tháng thì phần còn lại được dùng để tính thuế theo biểu thuế lũy tiến từng phần:
1. Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên
Cá nhân ký hợp đồng lao động có thời hạn từ 3 tháng trở lên sẽ áp dụng cách tính thuế theo biểu thuế lũy tiến từng phần. Trong đó, mức thuế thu nhập cá nhân phải nộp sẽ được xác định theo công thức:
Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất tương ứng.
Trong đó:
Thu nhập tính thuế = Tổng thu nhập – (Các khoản miễn thuế + Các khoản giảm trừ + Các khoản không chịu thuế)
2. Đối với cá nhân cư trú ký HĐLĐ dưới 3 tháng hoặc không ký HĐLĐ
Đối với cá nhân cư trú không có hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động có thời hạn dưới 3 tháng mà tổng mức trả thu nhập từ 2 triệu đồng/ tháng trở lên cho mỗi lần trả sẽ áp dụng phương pháp tính thuế khấu trừ 10% theo công thức:
Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x 10%
3. Đối với cá nhân không cư trú
Đối với cá nhân là người nước ngoài hoặc cá nhân không cư trú tại Việt Nam sẽ áp dụng phương pháp tính thuế khấu trừ 20% theo công thức:
Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x 20%
Các thủ tục khai báo thuế
Thủ tục khai báo Freelance là gì? Đây là các bước mà bạn cần phải thực hiện khi nhận một công việc Freelance.
Trường hợp bạn phải nộp thuế thu nhập cá nhân bạn phải thực hiện thủ tục sau:
Chuẩn bị 01 bộ hồ sơ đăng ký thuế đối với người nộp thuế là cá nhân thuộc diện nộp thuế thu nhập cá nhân được quy định tại khoản 9 Điều 7 Thông tư 95/2016/TT-BTC ngày 28/6/2016 hướng dẫn về đăng ký thuế, bao gồm:
– Tờ khai đăng ký thuế mẫu số 05-ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư này;
– Bản sao không yêu cầu chứng thực Thẻ căn cước công dân hoặc Giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực
Căn cứ Điều 8 Thông tư 95/2016/TT-BTC, thì sau khi chuẩn bị hồ sơ bạn nộp vào chi Cục thuế nơi bạn thường trú hoặc tạm trú.
Thời gian giải quyết hồ sơ, chậm nhất không quá 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thuế nhận được hồ sơ đăng ký thuế đầy đủ theo quy định của người nộp thuế.
Freelancer cần thực hiện các thủ tục cơ bản khi đóng thuế
Dù là làm Freelance hay bất kỳ công việc nào thì việc đóng thuế phải được thực hiện theo quy định của Nhà Nước. Nếu bạn là Freelancer thì cần tìm hiểu một số quy định cụ thể về việc đóng thuế phù hợp với bản thân theo pháp luật.
Quản trị nhân lực là một bộ phận gắn liền với hiệu quả hoạt động của công ty. Vì bộ phận này chịu trách nhiệm quản lý, khai thác nhân sự phát huy hết tiềm năng của mình để cống hiến cho công ty. Đây là một vị trí hết sức được coi trọng với mức lương hấp dẫn cũng như cơ hội việc làm mở rộng.
Ngành quản trị nhân lực là ngành gì?
Quản trị nhân lực (tên tiếng Anh là Human Resource Management) là công việc khai thác và quản lý nguồn nhân lực của tổ chức một cách hợp lý, hiệu quả.
Đây là yếu tố giúp các doanh nghiệp quản lý người lao động. Đồng thời giúp họ phát huy tối đa năng lực của mình và tận tâm, trung thành với công ty.
Quản trị nguồn nhân lực là gì? Quản trị nguồn nhân lực bao gồm những chính sách, quyết định quản lý ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa tổ chức và các nhân viên. Vì vậy, bộ phận Quản trị nhân lực cần phải có tầm nhìn chiến lược và luôn gắn bó với các hoạt động của doanh nghiệp.
Quản trị nhân lực là một ngành đang được nhiều bạn trẻ lựa chọn
Ngành quản trị nhân lực là chuyên ngành đào tạo những kiến thức và kỹ năng cơ bản về công tác quản trị con người.
Theo học ngành quản trị nhân lực, sinh viên sẽ có thêm kỹ năng điều hành, quản lý hành chính. Từ đó, hiểu được cách đánh giá và đào tạo nhân sự.
Bên cạnh đó, sinh viên còn được trang bị những kiến thức cơ bản về lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn. Các bạn sẽ tiếp thu được khả năng giáo dục chuyên nghiệp.
Đồng thời, các bạn cũng cần nắm rõ các kiến thức nền tảng về kinh doanh. Những kiến thức về cách quản trị và vận hành doanh nghiệp.
Ngành quản trị nhân lực đào tạo những kiến thức và kỹ năng về công tác quản trị con người.
Ngoài ra, các bạn sinh viên sẽ có được những kiến thức sâu rộng trong lĩnh vực nhân sự thông qua các môn học như: Quản trị Nguồn nhân lực, An toàn Lao động, Luật Lao động, Định mức Lao động, Hành vi Tổ chức, Quản trị Nhân lực trong môi trường đa văn hóa, Nghệ thuật Lãnh đạo…
Những kiến thức chuyên ngành sẽ giúp người học có đủ năng lực làm nghề quản trị nhân sự. Công việc bao gồm từ khâu hoạch định đến thu hút. Sau đó là tuyển dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
Đồng thời, công việc cũng bao gồm công tác động viên, đãi ngộ, đánh giá tình hình nhân sự. Do đó, đòi hỏi người làm Nhân sự phải có kỹ năng giao tiếp chuyên nghiệp. Đồng thời, thực hiện các chính sách quản lý nguồn nhân lực cho doanh nghiệp.
Ngành quản trị nhân lực
Ngành quản trị nhân lực thi khối gì, học trường nào để ra trường có việc ngay?
Khối thi của ngành quản trị nhân lực là gì? Hãy lưu lại ngay những thông tin dưới đây để đăng ký thi ngành học này nhé.
Mã ngành Quản trị nhân lực: 7340404
Các tổ hợp môn xét tuyển ngành Quản trị nhân lực:
A00 (Toán – Lý – Hóa)
A01 (Toán – Lý – Anh)
D01 (Toán – Văn – Anh)
C00 (Văn – Sử – Địa)
Vậy quản trị nhân lực học trường nào? Nhằm giúp các bạn dễ dàng tìm được một ngôi trường đào tạo Quản trị nhân lực tốt, chúng tôi đã tổng hợp danh sách các trường có chuyên ngành này theo từng khu vực.
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân là ngôi trường có chất lượng giáo dục hàng đầu tại Việt Nam. Trường có thế mạnh về đào tạo các chuyên ngành thuộc khối ngành Kinh tế. Trong đó ngành Quản trị nhân lực cũng không phải là ngoại lệ.
Khi học Quản trị nguồn nhân lực tại đây, các bạn sẽ được học tập trong một môi trường hết sức năng động. Sinh viên của trường đều được sử dụng những trang thiết bị hiện đại. Trường được đầu tư tân trang hàng năm nhằm phục vụ mục đích học tập và giảng dạy.
Trường đại học kinh tế quôc dân
Bên cạnh đó, đội ngũ giảng viên đều giàu tâm huyết với kinh nghiệm thực tế trong nghề. Các thầy cô sẽ từng bước dẫn dắt và hướng dẫn các bạn sinh viên từng bước để ngày càng hoàn thiện bản thân.
Review của sinh viên học tại trường:
“Cơ sở vật chất khang trang, hiện đại. Đội ngũ bảo vệ tâm huyết. Quản lý tòa nhà tận tình. Có bãi để xe 2 tầng rộng rãi hiện đại cùng hệ thống sân tập thể thao dưới hầm.”
“Toàn nhà mới rộng rãi, thiết kế đẹp. An ninh khá là nghiêm ngặt. Bạn phải có thẻ sinh viên hoặc phải xin thẻ tại quầy lễ tân thì mới lên các tầng được. Tuy nhiên bãi gửi xe chưa xứng tầm lắm.”
Đại học Thương Mại
Nhắc đến các cơ sở giáo dục đào tạo ngành Quản trị nhân lực thì chắc chắn không thể bỏ qua trường Đại học Thương Mại. Trong những năm gần đây, trường đã và đang không ngừng đổi mới nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Qua đó, đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng khắt khe của thị trường lao động hiện nay.
Khi học ngành Quản trị nhân lực tại trường Đại học Thương Mại, các bạn sinh viên sẽ được trau dồi cả về kiến thức và những kỹ năng mềm cần thiết trong lĩnh vực Quản trị nhân lực. Nhờ đó, các sinh viên khi ra trường có thể tự tin đáp ứng đầy đủ những yêu cầu của một chuyên viên nhân sự trong doanh nghiệp.
Trường đại học Thương mại
Review của sinh viên học tại trường:
“Trường có cơ sở vật chất cực kỳ chất lượng và xịn sò. Đặc biệt, trường vô cùng tâm lý và quan tâm đến nhu cầu của sinh viên. Giảng viên nhà trường thì cực kỳ tâm lý. Chất lượng đào tạo tốt và ngày càng được nâng cao. Nếu ai còn băn khoăn chưa biết nên chọn nơi nào để gửi gắm 4 thanh xuân năm đại học. Thì THUONG MAI UNIVERSITY sẽ là một sự lựa chọn tuyệt vời.”
Đại học Lao động – Xã hội Hà Nội
Trường Đại học Lao động – Xã hội Hà Nội cũng là một đơn vị đào tạo uy tín mà các bạn có thể lựa chọn để theo học ngành Quản trị nhân lực.
Bên cạnh kỹ năng chuyên ngành, sinh viên được trang bị kiến thức khoa học xã hội và nhân văn. Các kiến thức quản trị bán hàng, quản trị doanh nghiệp. Kiến thức về quản trị chiến lược và các kiến thức về luật lao động.
Trường Đại học Lao động – xã hội Hà Nội
Đặc biệt, nhà tường cũng chú trọng đào tạo tiếng anh. Từ đó, nâng cao khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ cho các bạn sinh viên.
Review của sinh viên học tại trường:
“Trường Đại học Lao động – Xã hội là một trường đại học công lập được thành lập vào năm 2005, trường đào tạo 5 ngành chủ yếu: Ngành Bảo Hiểm, Ngành Công tác Xã hội, Ngành Kế toán, Ngành Quản trị nhân lực, Ngành Quản trị kinh doanh. Với đội ngũ giáo viên nhiệt tình, sáng tạo, tạo hứng thú học tập cho sinh viên.”
Miền Nam
Đại học Kinh tế TP.HCM
Trường Đại học Kinh tế TP.HCM
Đại học Kinh tế TP.HCM là một đơn vị đào tạo ngành Quản trị nhân lực nổi bật. Trường hiện đang sở hữu hệ thống giảng dạy đạt chuẩn chất lượng quốc tế. Hầu hết các sinh viên khi ra trường đều có công việc ổn định. Các bạn đều làm việc tại các tổ chức có tiếng trong và ngoài thành phố Hồ Chí Minh.
Các sinh viên theo học ngành Quản trị nhân lực tại Đại học Kinh tế TP.HCM sẽ được đào tạo chuyên sâu để trở thành những cử nhân tài năng trong lĩnh vực quản lý nhân sự. 100% sinh viên đều có trình độ ngoại ngữ B1 trở lên. Bên cạnh đó, các bạn đều có khả năng sử dụng tin học văn phòng một cách thành thạo.
Review của sinh viên học tại trường:
“Trường Đại học Kinh tế TP.HCM là một trong những trường đại học nổi tiếng nhất Việt Nam. Khuôn viên khá yên tĩnh và sạch sẽ. Chất lượng đào tạo tốt. Bãi giữ xe cũng nhỏ không quá rộng. Tuy nhiên, trường nằm ngay giữa trung tâm quận nhất. Nên vấn đề di chuyển có hơi khó khăn cho sinh viên giờ cao điểm.”
Đại học Hoa Sen
Đại học Hoa Sen cũng là một đơn vị nổi tiếng trong đào tạo nhiều ngành học kinh tế. Trong đó có Quản trị nhân lực.
Kể từ khi thành lập, trường đã thu hút nhiều sinh viên nhờ chất lượng giáo dục đạt chuẩn. Ngoài ra, trường cũng liên tục cập nhật các xu hướng mới trên thế giới.
Trường đại học Hoa Sen
Khi theo học Quản trị nhân lực, sinh viên được sử dụng phòng thực hành nhân sự (HR Lab). Điều này nhằm trang bị đầy đủ những kiến thức chuyên ngành. Là nơi thực hành kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết liên quan đến công việc nhân sự.
Ngoài ra, các bạn sinh viên cũng sẽ được tham gia các buổi hội thảo. Các bạn cũng dự nhiều buổi báo cáo chuyên đề để học hỏi kinh nghiệm từ các chuyên gia trong ngành.
Review của sinh viên học tại trường:
“Trường đại học tư năng động nhất ở Việt Nam.Nhiều chương trình đào tạo chất lượng cao, giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh, có nhiều hoạt động để sinh viên thử sức và trưởng thành.”
“Cơ sở vật chất hiện đại chất lượng. Đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm. Có nhiều hoạt động ngoại khóa gắn kết sinh viên. Học phí tăng theo từng năm.”
Đại học Nguyễn Tất Thành
Đại học Nguyễn Tất Thành sẽ là một sự lựa chọn tốt dành cho các bạn đang băn khoăn Quản trị nhân lực học trường nào ở khu vực phía Nam. Tại trường, sinh viên được học tập rất sôi động và hăng hái với nhiều hoạt động thú vị.
Trường Đại học Nguyễn Tất Thành
Khi theo học ngành Quản trị nhân lực tại đây, các bạn sẽ được thỏa sức thể hiện tài năng của mình thông qua các cuộc thi liên quan đến chuyên ngành. Bên cạnh việc học tập tại trường, sinh viên còn được tham gia dã ngoại. Các bạn cũng được thực tập tại các đơn vị để tích lũy thêm những kinh nghiệm quý báu cho mình.
Review của sinh viên học tại trường:
“Trường đẹp rất rộng thoáng mát, có lịch sử lâu đời. Nhân viên giảng dạy tận tình. Trường có đầy đủ tiện nghi như phòng gym, thư viện, phòng tự học sau mỗi buổi học. Đây là nơi để các bạn sinh viên nghỉ ngơi học tập, có cả phòng vi tính để các bạn có thể tra khảo thêm thông tin.”
Miền Trung
Đại học Kinh tế – Đại học Huế
Trường đại học Kinh tế, Đại học Huế là một trong 8 trường đại học trực thuộc Đại học Huế. Đây là cơ sở giáo dục có thế mạnh trong giảng dạy các nhóm ngành kinh tế như Kinh tế quốc tế, Quản trị kinh doanh, Quản trị nguồn nhân lực…
Mục tiêu đào tạo của trường là đào tạo cử nhân Quản trị nhân lực trí tuệ, nhân cách tốt. Sinh viên có phương pháp tư duy khoa học, có năng lực tổ chức và bản lĩnh kinh doanh cao.
Trường đại học kinh tế – Đại học Huế
Bên cạnh các kiến thức chuyên môn, các bạn sinh viên học Quản trị nguồn nhân lực sẽ được trang bị thêm các kỹ năng thực hành để có khả năng thích ứng với môi trường kinh doanh quốc tế, làm việc dưới điều kiện áp lực cao, có khả năng tự lập và quan hệ giao tiếp tốt.
Review của sinh viên học tại trường:
“Trường càng ngày càng hoàn thiện và đi xa hơn.Đội ngũ giảng dạy có kiến thức kĩ năng dồi dào, năng động, yêu nghề. Trường có rất nhiều clb đội nhóm. Có rất nhiều hoạt động bổ ích không những trong trường mà còn ở ngoài trường. Thường xuyên tổ chức nhiều sự kiện mời diễn giả để sinh viên nâng tầm kiến thức hiểu biết. Sinh viên được gặp gỡ nhiều doanh nghiệp.Được tạo cơ hội việc làm ngay còn khi ngồi trong ghế nhà trường.”
Đại học Kinh tế Đà Nẵng
Đại học Kinh tế Đà Nẵng là cái nôi cho ra hàng nghìn cử nhân ưu tú tốt nghiệp mỗi năm tại khu vực miền Trung nước ta. Các sinh viên ngành Quản trị nhân lực tại trường sẽ được đào tạo từ cơ bản đến chuyên sâu các kiến thức và kỹ năng cần thiết.
Những cuốn giáo trình của trường được cải tiến theo từng năm. Sách mô phỏng theo các chương trình đào tạo từ các trường đại học nổi tiếng trên thế giới. Điều này giúp các sinh viên nắm bắt được những thông tin mới nhất về ngành học của mình.
Trường đại học kinh tế Đà Nẵng
Đặc biệt, các bạn sinh viên học Quản trị nguồn nhân lực sẽ học cách sử dụng phần mềm HRM. Đây là phần mềm quản lý hệ thống nhân sự trong doanh nghiệp ngay tại trường. Nhờ đó, sau khi tốt nghiệp, các bạn đều có được những vị trí cao tại các tập đoàn lớn.
Review của sinh viên học tại trường:
“Trường đại học Kinh tế Đà Nẵng – giấc mơ thuở bé thành hiện thực. Mình đã nỗ lực rất nhiều để được là sinh viên của trường. Ngôi trường gắn bó với mình suốt 4 năm sinh viên. Có rất nhiều kỉ niệm nơi đây với thầy cô, bạn bè. Trường rất rộng rãi, thoáng mát, phòng học và cơ sở vật chất tốt. Thật tự hào khi được học tại ngôi trường này.”
Đại học Đông Á
Trường Đại học Đông Á là một cơ sở giáo dục có thế mạnh trong đào tạo ngành Quản trị nhân lực tại Đà Nẵng. Sinh viên học tại trường sẽ được định hướng ứng dụng về nghề quản lý nhân sự trong tương lai.
Thông qua 3 đợt thực tập tại Doanh nghiệp, sinh viên được thực hành và trải nghiệm trong môi trường thực tế. Nhờ đó, nhiều sinh viên đã có thể đạt năng lực đầu ra ngay từ trong quá trình học tập.
Trường Đại học Đông Á
Review của sinh viên học tại trường:
“Các bạn hãy trực tiếp học tập và trải nghiệm chất lượng học tập và giảng dạy tại trường.Từ đó mới thấy được sự tận tâm của quý thầy cô và đội ngũ giảng viên nhé. Khuôn viên trường sạch đẹp, phòng ốc khang trang, rộng rãi. Trang thiết bị đầy đủ, chương trình học ngày càng được hoàn thiện và đáp ứng nhu cầu thực tế. Các hoạt động lễ hội, tình nguyện, sân chơi thì không phải bàn. Quý thầy cô thân thiện. Trường liên tục tìm kiếm việc làm đầu ra. Ký kết hợp tác thực tập… tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên ra trường.”
Học quản trị nhân lực ra làm gì?
Khi lựa chọn ngành học này thì có lẽ mối quan tâm lớn nhất của các bạn sinh viên là học quản trị nhân lực ra làm gì? Ngành quản trị nhân lực có dễ xin việc không?
Hiện nay, ngành Quản trị nhân lực đang phát triển vô cùng mạnh mẽ ở nước ta. Do đó, cơ hội việc làm đối với các sinh viên là rất lớn.
Với kiến thức và kỹ năng tích lũy được sau quá trình học tập, các bạn sinh viên ngành Quản trị nhân lực có thể lựa chọn các vị trí, công việc như:
Chuyên viên tuyển dụng
Chuyên viên tuyển dụng là những người giúp kết nối các yêu cầu tuyển dụng của công ty với những ứng viên đáp ứng đủ tiêu chuẩn.
Bản mô tả công việc trong quản trị nhân lực của chuyên viên tuyển dụng bao gồm:
Lên kế hoạch tuyển dụng nhân sự và gửi cho cấp trên xét duyệt.
Đăng tải thông tin tuyển dụng của tổ chức lên website. Hoặc các trang tuyển dụng, các group việc làm trên mạng xã hội.
Tiếp nhận, đánh giá và sàng lọc hồ sơ của các ứng viên để chuẩn bị cho vòng phỏng vấn.
Gọi điện trao đổi với các ứng viên trước khi tới phỏng vấn.
Sắp xếp lịch phỏng vấn và lựa chọn ứng viên phù hợp.
Học quản trị nhân lực có thể làm chuyên viên tuyển dụng
Chuyên viên đào tạo & phát triển nội bộ
Chuyên viên đào tạo và phát triển nội bộ là những người phụ trách tổ chức các khóa học dành cho các nhân viên trong doanh nghiệp. Mục đích của việc đào tạo này là bổ túc các kiến thức và kỹ năng cho các cá nhân, đội nhóm trong công ty nhằm bắt kịp xu thế kinh doanh đang thay đổi từng ngày.
Bản mô tả công việc trong quản trị nhân lực của chuyên viên đào tạo và phát triển nội bộ bao gồm:
Xây dựng kế hoạch và lộ trình đào tạo nhằm nâng cao kỹ năng, tay nghề của đội ngũ nhân sự trong doanh nghiệp.
Bàn bạc với các chuyên gia đào tạo về nội dung cũng như phương pháp giảng dạy phù hợp.
Lập bản dự trù kinh phí và rủi ro của các chương trình đào tạo.
Nhân viên truyền thông nội bộ
Nhân viên truyền thông nội bộ là người phụ trách cung cấp các thông tin nội bộ tới các cá nhân trong tổ chức.
Hiệu quả của công việc truyền thông nội bộ được đo lường bằng số lượng thành viên trong tổ chức tiếp nhận và nắm được thông tin.
Công việc của nhân viên truyền thông nội bộ bao gồm:
Thông báo các thông tin bên trong nội bộ tổ chức như thông tin tuyển dụng, những thay đổi về quy chế, chính sách, tài trợ, từ thiện… cho các nhân viên trong công ty.
Quản trị nhân lực mang lại nhiều cơ hội nghề nghiệp cho các bạn trẻ
Headhunter
Headhunter là công việc cung cấp dịch vụ tuyển dụng nhân sự thay mặt cho người sử dụng lao động. Các Headhunter được doanh nghiệp thuê về để tìm kiếm tài năng và xác định những ứng viên đáp ứng được các yêu cầu công việc cụ thể.
Công việc trong quản trị nguồn nhân lực của Headhunter bao gồm:
Khác với các chuyên viên tuyển dụng thông thường, Headhunter không tìm kiếm ứng viên thông qua đăng tải tin tuyển dụng và chờ đợi được liên hệ. Thay vào đó, họ sẽ chủ động theo dõi và liên hệ với ứng viên nhằm giới thiệu một công việc phù hợp.
Nhân viên hành chính văn phòng
Học Quản trị nhân lực ra làm gì? Các bạn có thể lựa chọn làm nhân viên hành chính văn phòng cho các công ty. Đây là công việc khá nhẹ nhàng và có thu nhập ổn định.
Bản mô tả công việc trong quản trị nhân lực của nhân viên hành chính văn phòng bao gồm:
Thực hiện thu nhập, sắp xếp, quản lý các tài liệu, văn bản, hồ sơ, hợp đồng liên quan đến nhân sự một cách khoa học và hiệu quả.
Theo dõi các công văn đến và công văn đi.
Trực tiếp tổ chức quản lý các thông tin liên quan đến nhân sự. Bao gồm cả bản cứng và bản mềm.
Thường xuyên cập nhật dữ liệu liên quan đến hợp đồng. Mục đích dễ dàng theo dõi và quản lý nguồn nhân lực trong công ty.
Mức lương của ngành quản trị nhân lực là bao nhiêu?
Mức lương ngành quản trị nhân lực còn tùy thuộc vào trình độ năng lực, thâm niên và kinh nghiệm trong nghề của mỗi nhân viên.
Sinh viên mới ra trường làm việc trong ngành Quản trị nhân lực có thể nhận được mức lương khởi điểm từ 5 – 7 triệu/ tháng.
Chuyên viên nhân sự tổng hợp có kinh nghiệm từ 2 – 5 năm sẽ có mức lương dao động trong khoảng 5 – 12 đồng/ tháng.
Các vị trí giám sát nhân sự có thể mang lại thu nhập từ 10 – 20 triệu/ tháng.
Những người thuộc cấp trưởng phòng có thâm niên 8 – 12 năm có thể được trả lên đến 20 – 40 triệu/ tháng.
Các tập đoàn lớn của nước ngoài có thể sẵn sàng trả mức lương lên tới 4.000 USD/ tháng cho vị trí giám đốc nhân sự.
Vai trò của quản trị nguồn nhân lực là gì?
Vai trò của quản trị nguồn nhân lực
Mục tiêu của quản trị nguồn nhân lực là thu hút, xây dựng, sử dụng, phát triển, đánh giá và giữ gìn lực lượng lao động phù hợp với vị trí và yêu cầu công việc của doanh nghiệp cả về chất lượng và số lượng.
Đối tượng của quản trị nhân lực là gì? Đó chính là con người. Vì vậy, vai trò của quản trị nguồn nhân lực là tạo ra sự điều chỉnh nhằm giúp hòa hợp con người trong tập thể. Từ đó, hình thành nên văn hóa doanh nghiệp và góp phần quyết định sự thành đạt của công ty.
Vai trò của quản trị nguồn nhân lực là giúp hòa hợp con người trong tập thể
Vì vậy, một công ty hay tổ chức dù thuộc lĩnh vực nào thì cũng cần bắt đầu từ vấn đề quản lý con người. Dù công ty có nguồn lực lớn nhưng nếu không biết quản trị con người thì mọi tài nguyên cũng đều trở nên vô ích.
Có thể thấy, quản trị nguồn nhân lực là điểm khởi đầu quan trọng cho bất kỳ tổ chức nào (doanh nghiệp, gia đình, trường học, cơ quan nhà nước…). Hiện nay, tầm quan trọng của quản trị nhân lực đang ngày càng tăng lên khi các doanh nghiệp trên thế giới đang phải đối đầu với sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường.
Do vậy, việc tìm ra được nhân sự phù hợp để giao đúng việc hay đặt đúng cương vị đang là vấn đề quan trọng hàng đầu với mọi loại hình thức tổ chức hiện nay.
Quản trị nguồn nhân lực có vai trò quan trọng với doanh nghiệp
Chức năng của quản trị nguồn nhân lực
Hoạt động của các tổ chức kinh doanh ngày nay đang đặt ra cho các nhà quản trị nhân lực rất nhiều vấn đề cần giải quyết. Tùy theo các đặc điểm về cơ cấu tổ chức, quy mô, nguồn lực tài chính và trình độ phát triển của các doanh nghiệp mà quản trị nguồn nhân lực sẽ có những công việc khác nhau.
Tuy nhiên, hầu như bất cứ tổ chức nào cũng đều phải thực hiện các hoạt động cơ bản như xác định nhu cầu tuyển dụng nhân viên, lập kế hoạch tuyển dụng, bố trí công việc phù hợp cho nhân viên, đào tạo, trả công…
Do vậy, các chức năng cơ bản của quản trị nguồn nhân lực được chia làm 3 nhóm như sau:
Nhóm chức năng thu hút nguồn nhân lực.
Nhóm chức năng đào tạo – phát triển nguồn nhân lực.
Nhóm chức năng duy trì nguồn lực.
Học ngành quản trị nhân lực có dễ xin việc không?
Cùng với sự phát triển kinh tế mạnh mẽ tại nước ta, ngày càng có nhiều công ty lớn nhỏ ra đời và khẳng định được vị thế của mình. Chính vì vậy, vấn đề quản trị nguồn nhân lực đang rất được quan tâm và chú trọng trong mỗi tổ chức, doanh nghiệp.
Hiện nay, cứ trung bình khoảng 100 nhân viên thì sẽ cần ít nhất là 1 nhà quản trị nhân lực. Trong khi đó, Việt Nam đang có gần 800.000 doanh nghiệp đang hoạt động nên nhu cầu sử dụng chuyên viên quản trị nhân lực đã lên tới hơn 10.000 người.
Đặc biệt, nguồn nhân lực của ngành này hiện vẫn chưa đáp ứng được những yêu cầu cả về số lượng và chất lượng. Do đó, các bạn sinh viên đang theo học ngành quản trị nhân lực hãy luôn nỗ lực trau dồi kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm thì những cơ hội việc làm tốt chắc chắn sẽ mỉm cười với bạn.
Bên cạnh đó, theo số liệu thống kê, tại Việt Nam đang có khoảng 326 khu công nghiệp lớn nhỏ đang hoạt động. Mỗi năm các khu công nghiệp này có nhu cầu tuyển dụng nhân sự vô cùng lớn, lên tới hàng chục nghìn lao động, chia làm nhiều đợt khác nhau.
Vì thế, các khu công nghiệp hiện đang rất cần những nhà quản trị nhân lực tiềm năng để thực hiện các công việc hành chính – nhân sự.
Với tình hình thực tế như hiện nay, có thể khẳng định được rằng cơ hội việc làm cho các bạn sinh viên ngành quản trị nhân lực là rất lớn. Cánh cửa của các tổ chức, doanh nghiệp hàng đầu sẽ luôn rộng mở với những ứng viên năng động, có tư duy sáng tạo và nhiều kinh nghiệm làm việc thực tế.
Tổng kết
Quản trị nhân lực là một ngành học có tiềm năng phát triển, với nhiều cơ hội việc làm và được nhiều trường đại học chất lượng giảng dạy. Đây hứa hẹn sẽ là một chuyên ngành đáng để các bạn có thể lựa chọn cho con đường sau này.
OKR là gì? Một trong những công cụ giúp quản lý và thiết lập các mục tiêu một cách hiệu quả trong công việc và truyền đạt những gì bạn muốn hoàn thành được xướng tên là OKR. OKR giúp bạn tạo ra danh sách mục tiêu, những cột mốc bạn cần đáp ứng để hoàn thành nó. OKR được một số tổ chức hàng đầu thế giới sử dụng để thiết lập và ban hành các chiến lược của họ. Để hiểu rõ hơn về OKR, chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
OKR là gì?
OKR là viết tắt của cụm từ “Objectives and Key Results”, dịch theo tiếng Việt có nghĩa là “Mục tiêu và kết quả then chốt”.
OKR là viết tắt của cụm từ “Objectives and Key Results”
Trước tiên, Objectives ở đây chỉ mục tiêu mà các doanh nghiệp hay cá nhân mong muốn đạt được, tuy nhiên mục tiêu ở đây là chỉ một.
Key Results ở đây chỉ kết quả then chốt hay chỉ số mà doanh nghiệp hay công ty đã đạt được. Những kết quả hay chỉ số giúp doanh nghiệp đánh giá được kết quả đo lường tính hiệu quả của mục tiêu công việc. Chìa khóa then chốt của tính hiệu quả OKR đó chính là sự kết hợp giữa mục tiêu và kết quả đạt được.
Đây là một phương pháp nhằm thiết lập mục tiêu được kết hợp giữa Google, các nhóm và cá nhân để đặt ra các mục tiêu đầy thách thức, đầy tham vọng và có thể đo lường được kết quả làm việc. OKR là phương pháp hỗ trợ bạn có theo dõi tiến độ công việc, tạo sự liên kết và khuyến khích sự tương tác xung quanh các mục tiêu mà có thể đo lường được.
OKR là phương pháp giúp doanh nghiệp đánh giá tính hiệu quả công việc
Hiểu một cách đơn giản, OKR tập trung vào hai yếu tố đó là mục tiêu và kết quả. Ví dụ, trong một doanh nghiệp, trước khi thực hiện một dự án, họ cần phải đặt ra mục tiêu, đưa ra các phương án nhằm đạt được những kết quả tốt nhất cho doanh nghiệp. OKR là phương pháp giúp doanh nghiệp hay công ty duy trì tính kỷ luật và tạo thành một thể thống nhất, hoạt động theo quy củ.
Ưu điểm của OKR là gì?
OKR là phương pháp đánh giá rất linh hoạt và không yêu cầu bất cứ quy tắc nào, vì vậy tùy vào mỗi công ty sẽ có những cách áp dụng OKR khác nhau. Hãy cùng điểm qua một số ưu điểm của OKR.
Mỗi mục tiêu tương ứng với những hành động cần làm
OKR khuyến khích mọi người đặt ra các mục tiêu đầy tham vọng
Không giống như các khung mục tiêu truyền thống như MBO, OKR không phải là đặt ra các mục tiêu “an toàn” và mong đợi đạt được 100%. Mọi người được khuyến khích đặt ra các mục tiêu táo bạo, khó khăn (nhưng không phải là không thể), vì vậy có thể họ sẽ không đạt được chúng 100%. Ngay cả 60% cũng không sao trong bối cảnh OKR – 60% mục tiêu thực sự tham vọng vẫn thể hiện những bước tiến lớn về hiệu suất. Do đó, OKR là cách truyền cảm hứng cho mọi người nhắm đến mục tiêu cao và vượt qua ranh giới, thay vì chơi nó an toàn.
OKR được xem xét đánh giá thường xuyên
Hãy quên cách truyền thống đặt ra các mục tiêu hàng năm và đánh giá kết quả hoạt động vào cuối năm. OKR thường được xem xét và cập nhật mỗi quý một lần, đôi khi hàng tháng, điều này phù hợp hơn nhiều với thế giới có nhịp độ nhanh ngày nay, nơi mà việc chuyển đổi liên tục là tiêu chuẩn.
Phương pháp OKR giúp kết nối công việc trong doanh nghiệp, tổ chức
Ngoài việc giúp các công ty đạt được mục tiêu đề ra, OKR còn là phương pháp giúp kết nối các cá nhân, doanh nghiệp trong các dự án. Qua đó giúp cá nhân, công ty hiểu rõ về nhau trong công việc, gắn kết và tạo sự tin tưởng lẫn nhau trong tổ chức.
OKR yêu cầu sự theo dõi và tinh thần trách nhiệm.
Ngoài sự vượt trội về sự kết nối, phương pháp này giúp công ty vận hành, kiểm tra và đánh giá xếp hạng định kỳ một cách kỹ càng và hiệu quả hơn. Việc theo dõi và đánh giá định kỳ sẽ giúp công ty quản lý và kiểm tra tình trạng hiệu suất cũng như kết quả. Từ đó có phương án giúp điều chỉnh hướng đi nếu có một kết quả đi lệch hướng ban đầu.
Phương pháp OKR khuyến khích sự vượt trội về kết quả.
Một ưu điểm lớn của phương pháp OKR đó chính là thúc đẩy sự sáng tạo, chủ động và tham vọng trong công việc của mỗi cá nhân trong doanh nghiệp. Thông qua báo cáo kết quả mà công ty có thể kiểm điểm được những hạn chế, điểm yếu, cho phép sự thất bại và từ đó rút ra kinh nghiệm.
OKR thúc đẩy sự sáng tạo, chủ động và tham vọng trong công việc
Nguyên lý hoạt động của OKR là gì?
Nguyên lý hoạt động OKR
Một điểm khác biệt của OKR so với các phương pháp khác đó chính là OKR hoạt động dựa trên hệ thống niềm tin. Vì thế mà mục tiêu nguyên lý hoạt động của OKR rất khác so với những phương pháp thiết lập mục tiêu khác. Có bốn yếu tố tạo nên nguyên lý hoạt động của OKR. Đó là:
Sự tham vọng. Mục tiêu (Objectives) đưa ra luôn phải cao hơn ngưỡng năng lực cá nhân để từ đó có thêm động lực kích phát tiềm năng phát triển của tổ chức.
Tính đo lường. Kết quả then chốt phải đo lường chính xác, định hướng được và tránh sự lan man.
Tính minh bạch. Luôn công khai minh bạch với tất cả thành viên của một tổ chức nhằm tạo sự tin tưởng và sự kết nối giữa các thành viên.
Tính hiệu suất. OKR không sử dụng cho việc đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên.
Phân biệt OKR và KPI đúng cách
KPI chính là viết tắt của từ Key Performance Indicator – là một công cụ đo lường hiệu suất bằng chỉ số nhằm đánh giá năng suất và hiệu quả trong công việc.
Ở OKR có Key Result và ở KPI có Key performance, cả hai đều là những công cụ đo lường và phản ánh hiệu suất công việc của nhóm. Việc đo lường được thể hiện bằng chỉ số cụ thể mà có thể đo lường và thông qua việc được đánh giá.
Tuy nhiên cần hiểu rõ và phân biệt được hai phương pháp trên để có thể đưa ra cách đo lường hiệu quả và tránh nhầm lẫn trong công việc.
Phân biệt OKR và KPI
Khác biệt trong mục đích sử dụng
KPI được sử dụng để đo lường hiệu suất của doanh nghiệp, tổ chức thông qua những con số nhưng nó lại không cho bạn biết bạn cần phải thay đổi hoặc cải thiện những điều gì để thúc đẩy sự phát triển của những con số đó.
OKR được sử dụng để quyết định những gì cần được thay đổi, chỉnh sửa hoặc cải thiện. Và một khi bạn đã quyết định lĩnh vực nào cần cải thiện, bạn sẽ viết Objective (Mục tiêu) tập trung vào lĩnh vực đó và Key Results (Kết quả chính) để đo lường mức độ bạn tiến gần đến Objective này. Vì vậy, Key Results là cụ thể cho một lĩnh vực trọng tâm cụ thể được thể hiện bằng Objective.
KPI thường dùng để đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên một cách công bằng, còn OKR là “kim chỉ nam” để chỉ rõ đường đi, cách hành động và mục tiêu hướng tới cho nhân viên.
Trọng tâm của mỗi phương thức là khác nhau
Mục đích của OKR là quyết định chính xác những gì bạn cần cải thiện trong công việc kinh doanh của mình và dựa trên đó, trọng tâm là ở chữ O, có nghĩa là mục tiêu. Bạn sẽ phải sử dụng thời gian và nguồn lực của mình như thế nào trong 3 tháng tới mà không nghĩ tới cơ hội cũng giống như việc theo đuổi chúng.
Trọng tâm mỗi phương thức là khác nhau
Trong khi đó KPI chú tâm đến chữ I (I-Indicator) hướng đến kết quả then chốt đề ra. Nó là số liệu kinh doanh phản ánh hiệu suất còn OKR lại là một phương pháp thiết lập mục tiêu giúp bạn cải thiện hiệu suất và thúc đẩy sự thay đổi.
KPI là chỉ số đánh giá công việc hằng ngày, còn OKR thì không
Hiểu một cách đơn giản thì OKR chính là cái đích cuối cùng của mục tiêu và để đạt được điều đó thì bạn cần phải bám sát chỉ số KPI, vì KPI sẽ tác động và phục vụ cho việc đánh gia OKR.
Điểm khác biệt giữa KPI và OKR
Minh họa ví dụ về KPI và OKR
Mặc dù chúng ta đã xem xét những điểm giống và khác nhau giữa OKR và KPI, nhưng cần có một ví dụ để bạn hiểu rõ hơn về 2 phương pháp trên.
Minh họa ví dụ về KPI và OKR
Ví dụ: Hãy tưởng tượng khi bạn điều hành một nhóm hỗ trợ khách hàng và bắt bạn đầu nhận thấy một khối lượng lớn các yêu cầu về hỗ trợ khách hàng. Khi bạn muốn giảm thời gian chờ đợi của khách hàng (duy trì sự hài lòng của khách hàng và tỷ lệ giữ chân khách hàng cao), bạn cần đặt ra các mục tiêu phù hợp cho nhóm hỗ trợ khách hàng của mình để giúp họ luôn đáp ứng. Chúng ta sẽ minh họa điều đó bằng 2 phương pháp cụ thể.
Phương pháp KPI:
KPI: Bạn phải hoàn thành 200 phản hồi vé mỗi giờ
Kết quả: Đến cuối quý, bạn đạt được KPI của mình và liên tục đạt tỷ lệ phản hồi là 200 vé mỗi giờ. Tuy nhiên, số lượng khách hàng của bạn có thể vẫn đang tăng lên, do đó thời gian phản hồi của bạn giảm xuống. Do đó, vấn đề cốt lõi vẫn tồn tại, với thời gian chờ đợi của khách hàng lâu hơn làm giảm sự hài lòng của khách hàng.
Phương pháp 2: OKR
Mục tiêu (Object): Giải quyết khủng hoảng vé hỗ trợ.
Kết quả then chốt (Key Results):
Giảm thời gian phản hồi xuống 10%
Cải thiện 5% điểm số hài lòng của khách hàng
Tăng số lượng vé được xử lý từ 180 lên 200
Kết quả:
Giảm thời gian phản hồi đi 7%
Cải thiện điểm số hài lòng của khách hàng lên 4%
Tăng số lượng vé xử lý từ 180 lên 190
Mặc dù bạn có thể không đáp ứng được mọi kết quả chính, tuy nhiên cách tiếp cận đa diện của OKR đã cho phép bạn cải thiện đáng kể tình trạng khủng hoảng vé hỗ trợ.
Qua ví dụ trên có thể thấy, việc sử dụng OKR và KPI có thể giúp bạn có cái nhìn rõ ràng về các kết quả đạt được. Mỗi kết quả chính sẽ đóng góp một phần vào mục tiêu tổng thể của công ty, tổ chức và cho thấy được vai trò của mỗi tác động tới kết quả cuối cùng.
KPI và OKR: Phương pháp nào tốt hơn?
Có thể thấy hai khái niệm OKR và KPI khá là tương đồng với nhau, nhưng khi xét về tính toàn diện và logic thì hoàn toàn khác nhau. OKR và KPI có thể bổ sung tốt cho nhau và không mâu thuẫn với nhau. Kết hợp chúng một cách hợp lý có thể cho phép quản lý công ty thành công và có kiểm soát. Ta sử dụng OKR để thiết lập mục tiêu và cải thiện hoạt động kinh doanh, cung cấp trọng tâm cái cần thiết để cải thiện các khía cạnh của KPI theo một cách cụ thể và dùng KPI để theo dõi hiệu suất kinh doanh chung.
KPI hay OKR là lựa chọn tốt cho doanh nghiệp
Ngoài KPI, OKR cũng là phương pháp linh hoạt dùng để đánh giá hiệu suất công việc thông qua việc lập kế hoạch mục tiêu. Và mỗi doanh nghiệp, mỗi công ty sẽ có những tùy chỉnh khác nhau về OKR để giúp công ty quản lý và vận hành hiệu quả hơn. Hy vọng bài viết trên cũng phần nào giúp bạn hiểu rõ hơn về OKR là gì và từ đó áp dụng vào việc kinh doanh thực tế.
Bảo lãnh thanh toán là thuật ngữ phổ biến trong các dịch vụ liên quan đến dân sự. Hoạt động bảo lãnh cần bên thứ ba tham dự thường được gọi là bên bảo lãnh. Nhờ có bên thứ ba mà các hoạt động diễn ra trơn tru, hạn chế bất cập và được tiến hành nhiều hơn. Trong lĩnh vực bảo lãnh thanh toán ngân hàng, các dịch vụ được thực hiện bằng việc bảo lãnh của bên thứ ba.
Bảo lãnh thanh toán có bên thứ ba tham gia giúp tạo uy tín
Bảo lãnh thanh toán là gì?
Bảo lãnh thanh toán mang bản chất của bảo lãnh:
Bảo lãnh là hoạt động phổ biến được thực hiện trong các giao dịch dân sự. Do đó, thuật ngữ này có khái niệm được quy định ở điều 335 trong Bộ Luật dân sự 2015.
Có rất nhiều dạng bảo lãnh xuất hiện trong hợp đồng thương mại với vai trò là một biện pháp bảo đảm như:
+ Bảo lãnh thực hiện hợp đồng.
+ Bảo lãnh thanh toán.
+ Bảo lãnh tạm ứng.
+ Bảo lãnh bảo hành,….
Nhờ có bên thứ 3 đứng ra bảo lãnh mà các quan hệ dân sự được thực hiện tốt hơn.
Bảo lãnh thanh toán là gì?
Bảo lãnh thanh toán là một dạng bảo lãnh, đảm bảo cho khả năng thanh toán của bên được bảo lãnh. Do đó có thể coi đây là một cam kết bằng văn bản được phát hành bởi bên bảo lãnh về việc thực hiện nghĩa vụ thanh toán thay cho bên được bảo lãnh. Họ cam kết với bên nhận thanh toán để tăng thêm cơ hội, khả năng cho bên nhận bảo lãnh trong nghĩa vụ phải thực hiện.
Trong trường hợp bên bảo lãnh không thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ thanh toán khi đến hạn, bên nhận bão lãnh sẽ thực hiện thay.
Trong đó:
Các chủ thể có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bao gồm:
– Bên được bảo lãnh:
Đây là bên có trách nhiệm, nghĩa vụ thanh toán được quy định trong hợp đồng. Họ được bảo lãnh để thực hiện nghĩa vụ, cũng như đảm bảo quyền lợi liên quan. Bên được bảo lãnh là người yêu cầu mở bảo lãnh thanh toán. Trong các quan hệ dân sự, thông thường là bên bảo lãnh đóng vai trò là bên thuê dịch vụ, người mua hàng,….
– Bên nhận bảo lãnh:
Là bên có quyền nhận thanh toán từ bên được bảo lãnh. Nói cách khác, đây là người được hưởng khoản thanh toán theo quy định trên hợp đồng. Họ được đảm bảo đối với khoản thanh toán thông qua nghĩa vụ của bên còn lại.
Trong các quan hệ dân sự, thông thường là bên cung cấp dịch vụ, bên bán,…
– Bên bảo lãnh:
Là bên thứ 3, đại diện tài chính và cam kết thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh. Đây thường là ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng được cấp phép hoạt động bởi Ngân hàng Nhà nước. Các cam kết giúp tạo tin tưởng, năng lực cũng như uy tín cho các bên tiếp tục thực hiện hợp đồng.
Bảo lãnh thanh toán rât quan trọng với doanh nghiệp
Thuật ngữ tiếng Anh?
Bảo lãnh thanh toán tiếng Anh là Payment guarantee.
Bảo lãnh thanh toán ngân hàng tiếng Anh là Payment guarantee via bank.
Mẫu bảo lãnh thanh toán:
Mỗi ngân hàng thương mại sẽ có các mẫu bảo lãnh thanh toán khác nhau. Tuy nhiên vẫn phải đảm bảo các nội dung cần ràng buộc, thông tin các bên cần cung cấp.
Bảo lãnh thanh toán về cơ bản cần phải có những nội dung sau:
– Số chứng thư bảo lãnh để ràng buộc quyền, nghĩa vụ giữa Ngân hàng và bên được bảo lãnh.
– Thông tin của các bên trực tiếp và có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Bao gồm:
+ Các thông tin của bên nhận bảo lãnh (về Tên, địa chỉ,…)
+ Thông tin của bên bảo lãnh (Tên, địa chỉ)
+ Thông tin của bên được bảo lãnh (Tên, địa chỉ)
– Giá trị của bảo lãnh thanh toán để xác định giá trị của nghĩa vụ. Thông thường, bảo lãnh thanh toán có giá trị bằng 100% giá trị của hợp đồng được ký kết giữa 2 bên. Trên thực tế, các bên cũng có thể xác định giá trị khác tùy thuộc khả năng, năng lực, phạm vi bảo lãnh.
– Thông tin về hợp đồng thương mại, thỏa thuận hợp tác giữa 2 bên: Bao gồm Số hợp đồng, ngày ký kết,…
– Cam kết bảo lãnh của bên bảo lãnh thường là “vô điều kiện, không hủy ngang”.
– Điều kiện để bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thanh toán: Tức là các phát sinh trên thực tế khiến cho bên được bảo lãnh không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ. Như hồ sơ chứng minh bên được bảo lãnh đã không hoàn thành đúng nghĩa vụ thanh toán, yêu cầu thanh toán, chứng thư bảo lãnh bản gốc,….
– Thời hạn bảo lãnh: Có thể quy định cụ thể số ngày kể từ ngày phát hành, hoặc tùy theo thỏa thuận giữa 2 bên.
– Số lượng chứng thư bảo lãnh thanh toán được lập: thường chỉ có 1 bản gốc.
Bảo lãnh thanh toán ngân hàng là gì?
Bảo lãnh ngân hàng được thực hiện bởi dịch vụ mà ngân hàng cung cấp. Về bản chất, đây là hình thức cấp tín dụng, theo đó:
– Bên bảo lãnh là ngân hàng cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh. Nhờ đó mà khi bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh, ngân hàng sẽ cam kết thực hiện thay;
– Bên được bảo lãnh phát sinh nghĩa vụ với bên bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả lại các nghĩa vụ tài chính sau đó.
Điều kiện này được trình bày trong quy định tại Điều 10 Thông tư 07/2015/TT- NHNN của Ngân hàng Nhà nước như sau:
“Điều 10. Điều kiện đối với khách hàng
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xem xét, quyết định cấp bảo lãnh, bảo lãnh đối ứng, xác nhận bảo lãnh cho khách hàng khi khách hàng có đủ các điều kiện sau đây:
Các điều kiện đó bao gồm:
Điều luật này liệt kê các điều kiện như sau:
– Bên được bảo lãnh phải có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.
– Nghĩa vụ được ngân hàng bảo lãnh phải là nghĩa vụ tài chính hợp pháp.
– Được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cấp bảo lãnh đánh giá có khả năng hoàn trả lại số tiền mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải trả thay khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
Lưu ý:
Bản chất của bảo lãnh thanh toán ngân hàng là biện pháp bảo lãnh. Trong đó: Bên bảo lãnh thanh toán có thể cam kết bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ tài chính mà bên được bảo lãnh có nghĩa vụ thực hiện với bên nhận bảo lãnh. Tùy thuộc vào xem xét khả năng, ý nghĩa bảo lãnh trong thực hiện nghĩa vụ liên quan của bên được bảo lãnh.
Các loại bảo lãnh ngân hàng?
Tùy theo tiêu chí phân loại khác nhau mà ta có thể gọi tên các loại bảo lãnh ngân hàng. Trên thực tế thực hiện, có nhiều cách phân loại bảo lãnh ngân hàng cụ thể như sau:
+ Bảo lãnh bảo hành hay bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm theo hợp đồng;
+ Bảo lãnh miễn khấu trừ giá trị hoá đơn.
Ngoài ra còn có Các loại bảo lãnh khác như:
+ Thư tín dụng dự phòng (L/C);
+ Bảo lãnh thuế quan;
+ Bảo lãnh hối phiếu;
+ Bảo lãnh phát hành chứng khoán.
Mỗi loại bảo lãnh có một đặc trưng và đặc điểm thực hiện khác nhau.
Các loại bảo lãnh ngân hàng vô cùng đa dạng
Thủ tục bảo lãnh thanh toán ngân hàng:
Đây là dịch vụ được ngân hàng cung cấp đến khách hàng có nhu cầu và đủ điều kiện. Để thực hiện bảo lãnh thanh toán qua ngân hàng, các doanh nghiệp cần phải chuẩn bị đầy đủ thành phần hồ sơ giấy tờ. Ngân hàng sẽ tiến hành quy trình xem xét, thẩm định hồ sơ và tiến hành bảo lãnh thanh toán.
Thủ tục bảo lãnh thanh toán qua ngân hàng bao gồm các bước sau:
– Bước 1:
Hợp đồng ban đầu của hai bên có phát sinh nghĩa vụ, có quy định về việc cung cấp bảo lãnh thanh toán của các bên tham gia ký kết hợp đồng.
– Bước 2:
Bên được bảo lãnh lựa chọn bảo lãnh thanh toán ngân hàng sẽ cung cấp hồ sơ đề nghị mở bảo lãnh cho ngân hàng. Bộ hồ sơ mở bảo lãnh về cơ bản gồm:
+ Đơn đề nghị mở bảo lãnh.
+ Hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp.
+ Hồ sơ tài chính, tài sản đảm bảo.
+ Hợp đồng thương mại của hai bên ban đầu.
– Bước 3:
Ngân hàng sẽ tiến hành các nghiệp vụ liên quan để đánh giá nhu cầu, khả năng của bên yêu cầu. Đây là công việc thẩm định bộ hồ sơ được khách hàng cung cấp dựa trên các yếu tố:
– Tính khả thi của dự án.
– Tính pháp lý.
– Năng lực thực hiện hợp đồng của bên được bảo lãnh.
– Tài sản đảm bảo.
– Tình hình tài chính của bên được bảo lãnh.
Trong đó, nếu bên được bảo lãnh đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của ngân hàng theo các tiêu chí nêu trên, ngân hàng sẽ tiến hành mở bảo lãnh thanh toán đối với Hợp đồng thương mại đã được ký kết đó. Từ đó phát sinh quan hệ bảo lãnh thanh toán ngân hàng.
– Bước 4:
Giữa ngân hàng và bên được bảo lãnh ràng buộc các quyền, nghĩa vụ liên quan. Ngân hàng sẽ cung cấp thư bảo lãnh và hợp đồng thỏa thuận mở bảo lãnh giữa ngân hàng và bên được bảo lãnh. Hợp đồng này ràng buộc về việc bảo lãnh thanh toán và tách biệt hoàn toàn với hợp đồng thương mại.
– Bước 5:
Thực hiện các quyền và nghĩa vụ bảo lãnh liên quan trong trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện theo thỏa thuận đã ký kết trong hợp đồng. Khi đó, ngân hàng sẽ tiến hành thực hiện nghĩa vụ thanh toán sau khi nhận được bộ hồ sơ yêu cầu thanh toán từ phía bên nhận bảo lãnh. Điều này giúp bên được bảo lãnh có khả năng thực hiện các nghĩa vụ của hợp đồng thương mại.
Bảo lãnh ngân hàng cần có sự đồng y của cả hai bên
– Bước 6:
Bên được bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán lại cho Ngân hàng trong thời gian quy định. Ngân hàng thông báo bên được bảo lãnh hoàn tất nghĩa vụ thanh toán. Bao gồm nghĩa vụ trả gốc, lãi và các khoản phí phát sinh khác.
Trên đây là những đặc điểm và ý nghĩa của bảo lãnh thanh toán và bảo lãnh thanh toán ngân hàng. Hiểu rõ định nghĩa trên sẽ giúp bạn bảo đảm lợi ích của bản thân và doanh nghiệp khi liên quan đến những dịch vụ dân sự.